10 bệnh có thể dự đoán qua hơi thở

Những bệnh có thể dự đoán qua hơi thở chủ yếu là nhóm bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, hô hấp hay bệnh răng miệng.

15.6293

10. bệnh tật có thể phát hiện qua hơi thở

1. Viêm gan B

Báo điện tử VTC News cho hay, bệnh nhân viêm gan B hơi thở có mùi là do gan khi bị tổn thương bởi virus viêm gan B tấn công, làm các chức năng gan bị suy giảm khiến cơ thể sản sinh quá nhiều ammonia cũng như các vi khuẩn trong khoang miệng.

2. Ung thư tai mũi họng

Trong một số rất ít trường hợp, hôi miệng có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư ở mũi, tai, cổ hoặc họng, lúc này, miệng có mùi chua gắt rất khó ngửi. Hôi miệng không đơn giản, nó là dấu hiệu của cơ thể đang kêu cứu. Bạn cần phải lắng nghe cơ thể mình, chú ý đến những dấu hiệu về sức khỏe để có biện pháp kịp thời bảo vệ cơ thể luôn khỏe mạnh.

3. Ung thư dạ dày là bệnh có thể dự đoán qua hơi thở

Báo Đời sống & pháp luật dẫn tin theo Everydayhealth, sự phát triển của một công nghệ kiểm tra hơi thở mới gọi là phân tích nanoarray, trong đó xác định mức độ của các hợp chất có liên quan đến căn bệnh ung thư dạ dày, giúp các bác sĩ dễ dàng xác định được trường hợp nào bị bệnh này ngay ở giai đoạn đầu của bệnh.

Các nhà nghiên cứu ở Haifa, Israel đã xem xét các mẫu hơi thở của 484 người nhịn ăn trong vòng 12 giờ và tránh hút thuốc ít nhất trong ba giờ trước khi thử nghiệm. Trong số đó, có 99 người tham gia được chẩn đoán bị ung thư dạ dày nhưng vẫn chưa được điều trị.

Các phân tích của nanoarray phân biệt chính xác sự khác nhau trong giai đoạn đầu của ung thư dạ dày, có thể giúp bác sĩ xác định bệnh nhân có nguy cơ cao phát triển bệnh này.

Ảnh minh họa

4. Ung thư phổi

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Latvia đã sử dụng một “mũi điện tử”, được lập trình sẵn trong đó phát hiện cấu hình khác nhau của các hợp chất hữu cơ dễ bay hơn (VOC) trong hơi thở.

Các nhà khoa học đã thu thập mẫu hơi thở từ 475 đối tượng, trong đó bao gồm 252 bệnh nhân ung thư phổi, 223 bệnh nhân với những tình trạng khác nhau về phổi và các tình nguyện viên khỏe mạnh. Ngoài ra, trong số 475 đối tượng này, có 265 người hút thuốc và 210 người không hút thuốc.

Họ phát hiện rằng trong số những người không hút thuốc, bị ung thư phổi đã được xác định một cách chính xác 128 đối tượng và chẩn đoán nhầm chỉ có năm trường hợp.Trong số những người hút thuốc lá, mũi điện tử xác định chính xác được 114 người bị ung thư phổi.

5. Suy tim

Theo một công bố vào tháng 3 năm 2013, các nhà nghiên cứu đã có thể sử dụng phương pháp kiểm tra hơi thởi để xác định bệnh nhân bị suy tim. Các nhà nghiên cứu sau đó đã sử dụng công nghệ khối phổ để phân tích các mẫu hơi thở tìm kiếm dấu hiệu hợp chất phân tử và hóa học của suy tim. Trong vòng hai giờ, phương pháp này đã  phân biệt một cách chính xác những bệnh nhân bị suy tim.

6. Bệnh tiểu đường

Khi lượng đường trong máu không ổn định, cơ thể suy yếu không có khả năng chống lại vi khuẩn có thể gây ra bệnh nhiễm trùng có hại cho nướu răng. Những nhiễm trùng tương tự có thể gây hôi miệng.

Ngoài ra, nếu hơi thở có mùi trái cây hoặc có mùi tương tự như acetone (thường được sử dụng trong tẩy sơn móng tay) cũng có thể là một biến chứng nghiêm trọng ở những bệnh nhân tiểu đường được gọi là nhiễm ceton acid .

7. Bệnh suy thận

Hơi thở có mùi tanh không phải luôn luôn bắt nguồn từ việc ăn hải sản. Miệng có mùi tanh, mùi như nước tiểu hoặc tương tự như amoniac thì có thể người đó bị suy thận.

Nên đọc

8. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Hơi thở có mùi hôi có thể là dấu hiệu của tiêu hóa bị trào ngược axit và bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Hai chứng bệnh này có thể trì hoãn hoặc ngăn chặn thực phẩm đến với dạ dày.

Khi thức ăn không di chuyển qua hệ tiêu hóa, nó bắt đầu phân hủy. Một lượng nhỏ thức ăn chưa được tiêu hóa thậm chí có thể gây nôn và làm hôi miệng.

9. Nhiễm trùng đường hô hấp

Nhiễm trùng đường hô hấp như cúm, viêm phế quản, viêm xoang có thể là nguyên nhân gốc rễ của bệnh hôi miệng. Khi nhiễm trùng đường hô hấp phá vỡ hoặc gây viêm các mô trong hệ thống hô hấp, điều này có thể kích hoạt việc sản xuất các vi khuẩn ăn tế bào và chất nhầy .

Nghẹt mũi có thể buộc bạn phải thở bằng miệng, tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn, gây ra mùi hôi trong hơi thở.

10. Sâu răng và viêm nướu

Khi men răng bị xói mòn, các hạt thức ăn có thể chen vào các lỗ hổng của răng. Bởi vì đánh răng không thể loại bỏ các thức ăn còn sót lại trong miệng, cuối cùng thức ăn tồn đọng có thể phát triển vi khuẩn, gây sâu răng và tạo ra một mùi hôi khó chịu.

Viêm nướu là một chứng bệnh khác có thể gây ra hơi thở có mùi hôi khó chịu. Khi nướu bị viêm, các vi khuẩn có thể gây đau và tiết ra mùi hôi.

Nhung Dương

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]