10 bí quyết thành công của CEO hãng thời trang American Apparel

Dov Charney, nhà sáng lập ra thương hiệu thời trang nổi tiếng American Apparel, là một trong những CEO lập dị và gây nhiều tranh cãi nhất ở Mỹ. Tuy nhiên, Charney vẫn được đánh giá là một doanh nhân xuất sắc

15.6023


Charney vốn nổi tiếng với việc liên tục bị bắt với tội danh quấy rối tình dục và được coi là nguyên nhân đẩy American Apparel đến bờ vực phá sản. Nhưng những thành công của ông với American Apparel là không thể phủ nhận

Từ một cửa hàng duy nhất tại Los Angeles, ông đã xây dựng American Apparel thành một thương hiệu toàn cầu, với 254 cửa hàng bán lẻ tại 20 quốc gia. Charney đã từng chia sẻ: "Tôi muốn được các thế hệ sau nhắc đến như một trong những CEO vĩ đại nhất của thời đại"

Charney - bậc thầy trong việc tổ chức kinh doanh

American Apparel đã tạo ra mặt hàng bán chạy nhất của mình bằng cách sử dụng các phế liệu làm đồ lót, bikini và mũ có quai. Những phế liệu còn lại được tái chế, biến thành chỉ, và tái sử dụng.


Như Charney đã nhận định, "Các kỹ sư, các nhà thiết kế, những người đầu tư tài chính, những thợ dệt và thợ nhuộm đều có chung một vấn đề cần giải quyết: Làm thế nào làm tốt công việc của mình hơn?”

Charney ghét ý tưởng trưng bày biểu tượng American Apparel trên áo sơ mi của mình - thay vào đó, ông tập trung vào chất lượng sản phẩm .


Mục tiêu của Charney là thiết kế ra một chiếc T-shirt ưa nhìn, có chất liệu tốt, tiện dụng cho mọi người. Ông luôn tập trung vào chất lượng sản phẩm. Để làm được điều này, ông yêu cầu các nhà phát triển sản phẩm phải trực tiếp xuống phân xưởng, thử quần áo xem chúng có phù hợp với họ không và đưa ra những nhận xét. Chính bản thân Charney cũng thử mặc các sản phẩm của công ty để đảm bảo các tiêu chuẩn của sản phẩm. Ông còn thử các mẫu đồ lót mới trước khi công ty đưa vào sản xuất đại trà, đưa ra những nhận xét và kiến nghị để mỗi sản phẩm sản xuất ra là một sản phẩm thật hoàn hảo.

Charney tự mình tìm kiếm người mẫu quảng cáo cho sản phẩm

Dù tốt hay xấu, Charney luôn biết cách tìm ra những người mẫu phù hợp với sản phẩm của mình ngay cả khi đang đi dạo trên đường phố. Ông cũng nổi tiếng với phong cách “nhảy ra khỏi chiếc limousine của mình, đi theo sau để chiêu mộ một người mẫu tiềm năng”.


"Những gì tôi đang tìm kiếm là phong cách – đó là bản năng chứ không phải là thứ có thể học được" Charney đã từng chia sẻ. "Bạn có thể có phong cách hoặc không. Nếu phải lựa chọn giữa một cô gái có mụn trứng cá nhưng phong cách và một cô gái có làn da đẹp nhưng không có phong cách, tôi sẽ chọn cô mụn trứng cá!"

Charney đã đưa ra một quyết định táo bạo: Chuyển toàn bộ hoạt động sản xuất từ Mexico đến Los Angeles


Trong những ngày đầu, American Apparel sản xuất ở Mexico, nhưng những bộ quần áo được sản xuất ở đó không đáp ứng được các tiêu chuẩn của Charney nên ông đã chuyển đến Los Angeles.

Vào đầu những năm 90, Charney đã tìm ra một nhà kinh doanh kỳ cựu - Marty Bailey (nay là giám đốc sản xuất của American Apparel). Bailey cũng chính là người tái cấu trúc chuỗi cung ứng hàng may mặc với một khái niệm "dây chuyền", phân công người lao động trong nhóm 10 người, và cả 10 người này sẽ tham gia từng công đoạn khác nhau để tạo nên một bộ quần áo. Nhờ vào việc thiết lập các dây chuyền sản xuất, các nhà máy sản xuất của American Apparel đã tăng sản lượng gấp ba, từ 30.000 sản phẩm đến 90.000 sản phẩm.

Bằng việc duy trì sản xuất tại Los Angeles, Charney có thể kiểm soát và điều chỉnh công việc trong nhà máy


American Apparel nổi tiếng với nhãn "Made in USA". Charney thích ý tưởng nối tiếp ý tưởng, và có thể sản xuất hàng loạt sản phẩm trong một khoảng thời gian ngắn. Ông thường phân công sản xuất theo chiều dọc và đó là một trong những bí quyết tạo nên sự thành công của American Apparel.

"Nếu bạn đang làm việc với một nhà cung cấp ở Trung Quốc, bạn sẽ phải mất đến vài tháng để hoàn thành công việc chuẩn bị, sắp xếp nguyên liệu", ông nói. "Nhưng nếu bạn đang làm việc với nhà máy riêng của của bạn, chỉ trong một buổi sáng, bạn có thể đưa ra quyết định: “Chúng ta hãy làm 10.000 chiếc áo trong ngày hôm nay!”

Charney sử dụng "người thực” trong quảng cáo của mình - Điều này giúp ông tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu của mình


Charney xác định đối tượng khách hàng mục tiêu của mình là những thanh niên ở các đô thị. Chính vì vậy, ông luôn sử dụng các hình ảnh chân thực của những người bình thường xung quanh ông - cả những người "thực sự" không hoàn hảo với làn da mụn trong các quảng cáo của mình.

"Chìa khóa để thành công trong việc bán lẻ và để thiết kế ra một sản phẩm tốt là phải biết khách hàng của bạn là ai”

Charney đảm bảo rằng nhân viên của mình có số điện thoại di động của ông và có thể liên lạc với ông bất cứ lúc nào


Glenn Weinman, nhà chiến lược pháp lý cho American Apparel cho hay bất kỳ nhân viên nào của American Apparel cũng có thể liên lạc với Charney: "Tôi vừa quyết định kỷ luật một người nào đó và ngay lập tức, tôi nhận được một cuộc gọi từ ông chủ, yêu cầu giải thích tại sao tôi lại làm như vậy... (Tại các công ty khác, mọi chuyện sẽ kết thúc tại phòng nhân sự và nhân viên bị sa thải đó sẽ không thể kết nối được với giám đốc điều hành).

Dễ gần như vậy nên Charney luôn bao quát được mọi việc diễn ra xung quanh và cả những vấn đề phát sinh tại công ty.

Mặc dù từng bị lên án về vấn đề tuyển dụng, Charney cũng được biết đến như một CEO có thái độ đối xử tốt với các nhân viên


American Apparel từng bị triệu tập vì sử dụng công nhân nhập cư bất hợp pháp. Tuy nhiên, trên thực tế, những công nhân này đều được trả công đầy đủ, và họ được hưởng các quyền lợi như tiền thưởng nếu đạt năng suất cao. Charney phản đối mạnh mẽ việc bóc lột người lao động, và cho hay ngay cả khi American Apparel sản xuất ở nước ngoài, ông sẽ vẫn tiếp tục trả tiền người lao động theo chế độ tiền lương của Mỹ.

Tuy nhiên, ông cũng bị chỉ trích về việc phân biệt đối xử, chỉ thuê những nhân viên có ngoại hình ưa nhìn.

Ông hiếm khi kiểm tra hộp thư thoại của mình và không bao giờ xin lỗi khi nói chuyện điện thoại trong các cuộc họp


Khi ở New York, một ngày mới của Charney thường bắt đầu khi đã gần trưa. Đôi khi, thói quen này mang lại rắc rối cho ông. Nhưng ông vẫn khăng khăng làm theo cách của mình.

"Môi trường sáng tạo này là những gì đã đưa chúng ta đến thời điểm này," ông nói. "Chắc chắn mỗi chúng ta đều làm việc không ngừng cho đến khi chúng ta sở hữu một công ty có lợi nhuận cao."

Ông bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình ngay còn ở trường trung học, và đã xác định được phương hướng của mình kể từ đó


Khi đang học lớp 12, Charney đã bắt đầu nhập khẩu quần áo của Mỹ vào Montreal – một thành phố đông dân của Canada. Năm đầu tiên học đại học, ông bắt đầu sử dụng thương hiệu "American Apparel." Nhưng sau đó, ông đã mất đi một trong những đối tác đầu tiên của mình, một nhà cung cấp cho thương hiệu thời trang Hanes đã đầu tư 16.000 đô la cho Charney nhưng nhận ra khá khó để có thể làm việc với ông.

Tất nhiên, sau sự việc này Charney không lùi bước: "Khi bạn tin vào những gì bạn đang làm, đó là điều đầu tiên. Và bạn không được nản lòng, bởi vì mọi người sẽ cố gắng đánh bật bạn”

(Dịch từ Businessinsider)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]