10 cách ăn uống bổ sung dưỡng chất giàu năng lượng

(Dinhduong.com.vn) Cuộc sống căng thẳng và bận rộn, nhiều khi là do việc thiếu ngủ kết hợp với thói quen ăn uống nghèo nàn, khiến cơ thể dần dần kiệt quệ.

16.0124
Sự mệt mỏi làm suy nhược cơ thể lẫn tinh thần và tàn phá dần hệ miễn dịch của chúng ta, khiến ta dễ mắc bệnh, tinh thần xuống dốc và một số các bệnh nan y như tim mạch. Ai trong chúng ta cũng đều muốn có được một cơ thể dồi dào năng lượng và tỉnh táo suốt ngày dài, nhưng đối với nhiều người thì đây không phải là một điều đơn giản.



Tập thể dục thường xuyên, kiểm soát sự căng thẳng và ngủ ít nhất 8 tiếng/ngày sẽ giúp chúng ta chống lại sự mệt mỏi. Bên cạnh đó, thói quen ăn uống cũng ảnh hưởng trực tiếp đến mức năng lượng trong cơ thể chúng ta. Những bí quyết dưới đây sẽ giúp chúng ta có một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và góp phần tăng cường năng lượng cho cơ thể đến cuối ngày.

1. Ăn chủ yếu những thức ăn giàu chất dinh dưỡng


Quá trình chuyển hoá năng lượng tối ưu yêu cầu một chế độ ăn giàu vitamin và khoáng chất. Từng tế bào trong cơ thể sẽ giải phóng năng lượng tiềm ẩn từ lượng thức ăn được nạp vào. Nếu chúng ta không ăn đầy đủ chất dinh dưỡng mỗi ngày, năng lượng không được chuyển hoá sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và uể oải.

Cách tốt nhất để chống lại tình trạng này là chọn nguồn thức ăn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như các loại rau xanh, các loại hạt họ đỗ, đậu, trái cây, gạo lứt và thịt nạc. Hạn chế ăn bánh mỳ, đồ khô, thức ăn nhiều chất béo, đồ ngọt và các loại đồ ăn nhẹ chứa hàm lượng calo cao. Áp dụng chế độ ăn như vậy mỗi ngày sẽ giúp chúng ta cảm thấy khoẻ hơn rất nhiều.

2. Ăn những loại thức ăn giàu hàm lượng chất chống oxy hoá

Chất chống oxy hoá giúp đào thải ra khỏi cơ thể những độc tố có hại gây nên sự mệt mỏi và mầm bệnh. Có hàng nghìn nhân tố chống oxy hoá tự nhiên trong các loại trái cây, rau củ, và các loại thực phẩm thảo mộc khác chẳng hạn như các loại quả mọng (dâu tây, việt quất, quả mâm xôi) và dưa hoặc các loại rau xanh như cải bó xôi, súp lơ, rau cải…

3. Nguồn omega-3 từ cá và các loại thực phẩm khác

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn giàu chất béo omega-3 sẽ kích thích tâm trạng, tăng cường trí nhớ và suy nghĩ, tăng khả năng tập trung và làm dồi dào năng lượng cơ thể. Hãy cố gắng nạp nguồn omega-3 vào cơ thể mỗi ngày từ: cá, dầu cây gai, các loại rau xanh, quả óc chó... Nguồn bổ sung omega-3 từ dầu cá cũng rất hữu hiệu nhưng bạn không nên thay thế chúng cho một chế độ ăn giàu dinh dưỡng.

4. Chế độ ăn uống đúng đắn

Nếu bạn đang ăn kiêng thì thực chất bạn đang làm suy yếu cơ thể mình. Hàm lượng calo nạp vào thấp dẫn đến sự trao đổi chất kém khi cơ thể bạn đang cố gắng duy trì năng lượng. Đó là lý do tại sao những người ăn kiêng thường trông rất phờ phạc. Sự trao đổi chất diễn ra chậm khiến tình hình trở nên nghiêm trọng hơn, cơ thể đốt cháy ít calo hơn, giảm cân cũng chậm hơn. Và khi nhiều calo được tiệu thụ thì tăng cân là điều hiển nhiên.

Vì vậy, để giữ cho năng lượng luôn dồi dào và sự trao đổi chất luôn diễn ra đều đặn, hãy đảm bảo bạn nạp đủ lượng calo mà cơ thể cần mỗi ngày. Giảm cân chậm và dần dần (kết hợp với việc cung cấp đầy đủ calo cho cơ thể và tập thể dục đều đặn) là cách tốt nhất để duy trì một sức khoẻ tốt. Hãy nhờ các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn lượng calo mà bạn cần nạp mỗi ngày.

5. Ưu tiên cho bữa sáng

Chúng ta thuường bỏ qua bữa sáng một các dễ dàng và cho rằng đó là một cách để tiết kiệm calo, tuy nhiên suy cho cùng, việc này lại gây tổn hại lên chính chúng ta. Các nghiên cứu chỉ ra rằng bữa sáng không chỉ giúp việc trao đổi chất hoạt động mà còn giúp ta tỉnh táo và thoải mái tới tận bữa trưa.

Hãy thay các loại thực phẩm chế biến sẵn như bánh rán, bánh ngọt, bánh quế bằng những lựa chọn tốt cho sức khoẻ hơn như trái cây tươi, các loại ngũ cốc nguyên hạt, bơ đậu phộng…

6. Ăn nhẹ thế nào?

Các bữa ăn nhẹ sẽ giúp cơ thể duy trì lượng đường trong máu và tăng cường năng lượng trong suốt một ngày. Nhịn đói quá lâu sẽ làm giảm lượng đường trong máu gây nên cảm giác uể oải và dễ ăn những đồ kém dinh dưỡng.

Một bữa ăn nhẹ sẽ không làm tinh thần bạn thoải mái hơn mà ngược lại khiến bạn mệt mỏi hơn. Một bữa ăn đầy đủ carbohydrate, protein và chất béo sẽ cung cấp nguồn năng lượng lâu dài, vì chất xơ, protein và chất béo sẽ giúp lượng đường ngấm dần dần vào cơ thể, hạn chế việc tụt giảm năng lượng và ăn quá nhiều.

Một vài gợi ý hay cho bữa ăn nhẹ của bạn: hỗn hợp hạnh nhân và quả khô; một cốc sữa chua trộn với 2 thìa canh hạt khô; 3 chén bỏng ngô trộn với thìa cà phê dầu olive và 1 nhúm nhỏ muối; 5 bánh quy và 5 củ cà tốt nhỏ; một chén quả mọng và quả óc chó; hoặc vài lát táo chấm với bơ hạnh nhân.

7. Đồ uống chứa nhiều năng lượng

Cung cấp đầy đủ hydrate là một cách rất hiệu quả để duy trì năng lượng cho cơ thể. Cơ thể cần được cung cấp nhiều nước để hoạt động tối ưu. Hãy luôn mang theo 1 chai nước và cứ 2 tiếng uống 1 cốc.

8. Hạn chế đồ uống có cồn


Đồ uống chứa cồn làm dịu đầu óc nhưng nó lại góp phần làm giảm năng lượng trong cơ thể. Sau một vài tiếng, nó có tác dụng như 1 chất kích thích làm xáo trộn giấc ngủ của bạn và gây cảm giác mệt mỏi vào ngày hôm sau. Giảm lượng đồ uống cồn sẽ cải thiện năng lượng cơ thể đáng kể. Vang đỏ cũng là một sự lựa chọn tốt với hàm lượng chất chống oxy hoá cao.

9. Khôn ngoan khi sử dụng caffeine

Sau khi uống 1 tách cà phê, chắc chắn bạn cảm thấy mình tràn trề năng lượng. Thực tế, đó chỉ là hiệu quả của chất kích thích có trong cà phê. Nó không kéo dài lâu và sẽ mang đến hiệu quả ngược lại khi hết tác dụng vì khi đó cơ thể sẽ kiệt quệ và đem đến cảm giác đói, và bạn sẽ ăn nhiều hơn. Vì vậy caffeine được sử dụng như một chất kích thích tạm thời giúp bạn tỉnh táo, như trước một chặng đường lái xe dài, nhưng việc lạm dụng nó trong một thời gian dài sẽ đem lại nhiều vấn đề nghiêm trọng.
Bạn có thể dùng trà xanh, nguồn cung cấp hàm lượng cao chất chống oxy hoá cũng như amino axit teanin, để giúp cơ thể luôn tập trung cao độ.

10. Chọn thức ăn chứa nhiều năng lượng

Dưới đây là danh sách 10 loại thực phẩm chứa nhiều năng lượng mà bạn nên áp dụng vào chế độ ăn hàng tuần của mình

- Hạnh nhân

- Quả bơ

- Cải xoong (hoặc cải lá xoăn, cải bó xôi)

- Các loại hạt nguyên vỏ (hạt kê, hạt rau dền…)

- Hạt lanh (nên xay nhỏ trước khi trộn vào đồ ăn)

- Đỗ trắng (hoặc đậu lăng, đỗ đen)

- Quả chà là (hoặc các loại quả khô khác)

- Quả mâm xôi (hoặc dâu tây, việt quất…)

- Rong biển, tảo biển

- Sữa đậu nành

Trần Vũ/ Theo Health



0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]