10 cách để bạn có âm sắc giọng nói tốt trong giao tiếp

m sắc giọng nói trong cũng là một chìa khóa thành công trong giao tiếp. Nếu bạn có giọng nói của bạn có âm sắc tốt, hiệu quả giao tiếp cũng sẽ tăng lên. Vì vậy, bạn nên chú ý một vài điều để giữ cho giọng nói của mình luôn có âm sắc tốt nhé.

15.6004
  • 1

    Luôn giữ thẳng lưng

    Khi nói, dù là đang đứng hay ngồi, cũng hãy giữ cơ thể ở một tư thế “thẳng” hoàn toàn. Khi giữ thẳng lưng, trục cơ thể, khung chậu và hai bàn chân ở tư thế thoải mái và cơ hoành (cơ hô hấp chính) sẽ hoạt động với hiệu suất tối đa. Luồng hơi phát ra sẽ trọn vẹn, giọng nói của bạn sẽ trở nên linh hoạt, rõ ràng, trôi chảy. 

  • 2

    Giữ trạng thái tinh thần thật thoải mái

    Mỗi khi xúc động mạnh, sợ hãi hay lo âu điều gì đó, nhịp thở sẽ đứt quãng khiến giọng nói bị hụt hơi, không tự nhiên, khô cứng và thậm chí câu chữ phát ra cũng sẽ không được chính xác. Trước khi nói hay diễn thuyết, bạn hãy thư giãn bằng cách nhắm mắt lại, tập trung tinh thần, kiểm soát được cường độ co cơ và trạng thái tâm lý của cơ thể. Sau đó thả lỏng cơ thể, tập thở bằng bụng một cách nhịp nhàng. 

  • 3

    Hạ thấp vai

    Khi hai vai bạn nhô cao hay so lại, phần cổ sẽ chịu áp lực nặng nề hơn. Vì thế thả lỏng người chính là cách giảm bớt áp lực cho cổ vai và để thanh quản hoạt động tốt nhất.

  • 4

    Thả lỏng cơ hàm

    Cơ hàm không thả lỏng là một trạng thái cơ thể khi bạn bị căng thẳng hay xúc động. Để khắc phục tình trạng này, hãy làm động tác sau đây: tựa hai khuỷu tay lên mặt bàn rồi nhăn mặt lại và dùng các đầu ngón tay xoa bóp cả hai hàm trên và dưới.

  • 5

    Nới lỏng thắt lưng và cà vạt

    Khi cơ bụng bị chèn ép thì cơ hoành sẽ hoạt động khó khăn và luồng không khí sẽ lưu chuyển khó khăn trong buồng phổi. Bạn cũng không nên đeo cà vạt quá chặt để tránh cho các cơ ở cổ không bị chèn ép. Nới lỏng thắt lưng và cà vạt để không khí lưu chuyển trong lồng ngực và buồng phổi một cách dễ dàng hơn.

  • 6

    Mang giày thoải mái

    Khi đôi chân không thoải mái thì có thể gây đến hiện tượng co cơ và mất cân bằng. Chính vì thế đừng đeo một đôi giày mới khi lần đầu tiên khi đi gặp đối tác quan trọng.

  • 7

    Nhìn thẳng vào mắt người đối diện

    Ngoài tác dụng tạo ra cảm giác tự tin về tâm lý thì khi nhìn thẳng vào mắt người đối diện, vị trí cằm và cổ phải tạo thành một góc 90 độ và đây là góc độ tốt nhất để dây thanh quản hoạt động. 

  • 8

    Làm nóng dây thanh quản

    Trước khi phát biểu ở trong một cuộc họp quan trọng vào buổi sáng thì trước đó hãy

    “khởi động” giọng nói của mình bằng cách hát thì thầm một bài hát hoặc tập “um, um…” trong miệng hoặc kéo căng môi sang hai bên và nói “i, i…”.  Bạn cũng có thể đọc lại và đọc thành tiếng lớn một đoạn ngắn trong bài phát biểu của mình trước khi vào cuộc họp.

  • 9

    Chú ý cách phát âm

    Không nên nói quá nhanh hoặc quá chậm. Để chủ động về thời gian, bạn hãy đọc trước bài nói đó ở nhà và bấm đồng hồ đếm giờ để có thể chỉnh sửa nhịp đọc cho hoàn chỉnh, không bị thiếu thời gian. 

  • 10

    Chú ý các khoảng dừng

    Việc chủ động được các khoảng ngắt câu trong một bài nói chuyện là vấn đề rất quan trọng và sẽ được thực hiện tùy theo ý đồ của diễn giả. Theo nguyên tắc thì khoảng lặng (lúc ngừng nói) là thời điểm ý kiến của bạn có trọng lượng nhiều nhất. Nó có ý nghĩa rằng vấn đề này là quan trọng, và tôi phải dừng lại để suy nghĩ.

    Chúc các bạn thành công!

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]