10 cách đơn giản chống nhiễm xạ

Sau đây là 10 lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và một số cách đơn giản chống nhiễm xạ.

15.6004

BS Hoàng Xuân Đại, nguyên BS Khoa Sinh Hóa Bệnh viện quân đội 103 đã đưa ra 10 lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và một số cách đơn giản chống nhiễm xạ. 

Ảnh minh họa

1. Món ăn phòng, chữa nhiễm xạ: Tỏi khô bóc vỏ 800g, dấm ăn (nồng độ acid acetic 7 - 9%) 1.200ml. Ngâm 7 - 9 ngày thì chắt ra, pha thêm mật ong (tỷ lệ 11% g/l), uống 1-2 thìa hằng ngày.

2. Bị bỏng do phóng xạ: Dịch chiết dấm tỏi 100ml, mật ong 11g. Khuấy đều, uống hằng ngày hoặc bôi vào chỗ bị bỏng phóng xạ.

3. Chữa tác hại của xạ trị: Hoa cải giã nhuyễn vắt nước, nấu sôi, thêm đường mía uống hằng ngày để chống rụng tóc. Thêm mật ong để bù lượng glucô bị giảm.

4. Hoa thủy tiên, xương rồng: Nên đặt trong nhà, cạnh giường ngủ, nơi làm việc vì có tác dụng hấp thụ tia bức xạ.

6. Không nên ăn thực phẩm có hàm lượng chất béo cao, mà thay bằng thực phẩm có dầu thực vật (axit oleic giúp tái tạo máu, phòng chống tác hại của tia xạ).

7. Tăng cường ăn thực phẩm giàu vitamin A, C, protein (rau củ, cải bắp, cà rốt, mật ong, kỳ tử, lê, giá đỗ, cà chua, gấc, me rừng, thịt nạc, gan động vật, các loại tảo, cam, quýt, chanh...) có tác dụng phòng tránh nhiễm xạ vì giàu các chất chống ôxy hóa, chống độc và đào thải độc chất. Nên ăn rong biển hằng ngày.

8. Tăng lượng muối vô cơ (muối ăn), tăng đưa nước vào cơ thể, giúp đào thải, giảm tác hại của tia xạ.

9. Hằng ngày nên uống nước trà xanh (chè tươi), giúp tăng cường miễn dịch khử gốc tự do, chống ôxy hóa. Với sâm Koryoinsam (Triều Tiên, có thể cứu sống 85% chuột bị nhiễm xạ), nên dùng dạng bột ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g. Cháo đậu xanh nấu cả vỏ với mật ong, đường cũng giúp đào thải độc chất trong cơ thể.

10. Không nên tự ý sử dụng thuốc phòng chống nhiễm xạ. Không nên quá hoang mang mà tự ý dùng thuốc Potassium Iodide (thuốc kẽm iốt) chống nhiễm xạ vì sẽ gây nguy hiểm cho bản thân. Nếu trót dùng Potassium Iodide cũng nên báo với bác sĩ biết các rối loạn về da, bệnh về mạch máu (nếu có).

Phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em càng cần được giám sát chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa khi sử dụng thuốc phòng chống nhiễm xạ. Chỉ nên dùng Potassium Iodide khi có lời khuyên rõ ràng của cơ quan y tế.

Theo Khánh An - Tiền Phong

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]