10 điều cần biết về Android 4.4 KitKat

Google vừa giới thiệu Android KitKat 4.4, chấm dứt chuỗi ngày “nhàm chán” với 3 phiên bản khác nhau của Android Jelly Bean.

15.5958
KitKat được coi là phiên bản Android “dễ tính” nhất từ trước đến nay khi nó được thiết kế cho tất cả các thiết bị có bộ nhớ RAM từ 512MB trở lên. Nhiều tính năng mới mà các nhà sản xuất ứng dụng muốn tìm hiểu và khai thác sẽ xuất hiện trong KitKat. Người dùng chắc chắn rất thích thú khi được trải nghiệm nhiều tính năng thú.

Bài viết dưới đây là cái nhìn khái quát về 10 tính năng đáng chú ý nhất trong Android KitKat 4.4. Tất cả tính năng này đã thay đổi đáng kể cách người dùng tương tác với điện thoại Android và máy tính bảng.


Hàng loạt tính năng mới đưa lên KitKat.

Chế độ toàn màn hình – Immersive Mode

Ứng dụng Android hiện nay có thể tận dụng tối đa điểm ảnh trên màn hình điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. Để giải quyết vấn đề đó, cách duy nhất chính là ẩn đi toàn bộ hệ thống phím cảm ứng, tạo thêm không gian màn hình cho các ứng dụng. Hiện đã có một số ứng dụng hỗ trợ tính năng toàn màn hình (fullscreen) nhưng không nhiều.

Tính năng này hẳn sẽ được người dùng yêu thích đọc sách hay duyệt tin tức yêu thích. Các nút, thanh công cụ, thanh thông báo đều sẽ được ẩn đi trong lúc người dùng mở ứng dụng. Để nhìn thấy các thanh công cụ, người dùng KitKat sẽ vuốt màn hình lên trên hoặc xuống dưới, các thanh điều hướng, menu, nút lệnh sẽ xuất hiện trở lại để lộ ra giao diện người dùng của hệ thống.

Hiệu ứng chuyển cảnh màn hình

Các nhà phát triển có thể tạo các hiệu ứng chuyển cảnh khác nhau của màn hình chính hoặc các trang nội dung ứng dụng bằng tính năng chuyển đổi mới trong KitKat 4.4. Bản cập nhật mới cho phép họ thiết lập những ảnh sẽ hiện ra khi người dùng truy cập hoặc thoát bất kì ứng dụng nào. Tính năng này sẽ cho phép các ứng dụng có hiệu ứng tắt dần, thay đổi kích thước và hình ảnh động.
Nếu các nhà phát triển không thích những ảnh động và hiệu ứng đã được cài sẵn, một chức năng gọi là Transition Manager có thể tự động thực hiện điều đó trong một hệ thống phân cấp các ứng dụng.



Ghi lại màn hình

Đây được xem là một tiện ích đáng ghi nhận trong KitKat. Các nhà phát triển có thể trực tiếp tạo ra các tập tin video chất lượng cao từ chính thiết bị Android của mình. Hầu hết các ứng dụng trên Google Play Store đều có một video minh họa từ YouTube trong mục mô tả ứng dụng. Do đó, thay vì sử dụng một máy quay chuyên dụng hay dùng phần mềm dựng video để làm một video miêu tả ứng dụng, các nhà phát triển có thể dễ dàng làm video mô tả ngay trên chính thiết bị Android. Đó sẽ là một điều rất tuyệt vời và tiết kiệm thời gian.

Tính năng ghi lại màn hình trong Android 4.4 và cho phép bạn tạo video và lưu dưới định dạng MP4. Tính năng này hỗ trợ bất kì thiết bị và độ phân giải nào. Sau khi video được tạo xong, người dùng có thể chia sẻ trực tiếp lên máy tính. Người dùng có thể tự trải nghiệm tính năng này thông qua Android Debug Bridge (ADB), một công cụ trong Android hoặc thông qua môi trường lập trình Android Studio.

Truy cập nhiều dịch vụ lưu trữ cùng lúc

Khung truy cập hệ thống lưu trữ (Storage Access Framework) trong KitKat cho phép người dùng duyệt và mở tài liệu của nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây từ một ứng dụng duy nhất. Muốn duyệt một hình ảnh từ Box, Google Drive, dịch vụ lưu trữ của thiết bị hoặc dịch vụ của bên thứ ba. Khung ghi nhớ truy cập hệ thống lưu trữ trong Android 4.4 sẽ giúp bạn giải quyết điều đó.

Các định dạng tập tin được hỗ trợ bao gồm âm thanh, video, hình ảnh, văn bản, hình nền và nhiều hơn thế nữa. Mỗi nhà sản xuất như HTC, Samsung hoàn toàn có thể tự phát triển ứng dụng lưu trữ trên thiết bị của mình.

Tính năng Chromium WebView

KitKat có sẵn tính năng WebView dựa trên Chrome dành cho Android. Nó cho phép nhà phát triển sử dụng các tính năng tương thích mới nhất, hiệu suất tiêu chuẩn và hỗ trợ trong WebView để truy cập nội dung trên nền web.

Chromium WebView hỗ trợ nhiều định dạng như HTML5, CSS3 và JavaScript. Nó sử dụng cả JavaScript Engine (V8) để cải thiện hiệu suất của JavaScript. Google cho biết thêm rằng các tính năng và chức năng mới trong WebView có thể sử dụng ngay trong KitKat 4.4 mà không cần phải chỉnh sửa.


Hỗ trợ công nghệ NFC

Host Card Emulation (HCE) trong Android 4.4 là một nền tảng mới để hỗ trợ cho công nghệ giao tiếp tầm ngắn (Near Field Communication - NFC). Google cho biết với HCE, "bất kỳ ứng dụng trên thiết bị Android nào cũng có thể cạnh tranh với thẻ thông minh NFC, cho phép người dùng truy cập hay tương tác với một ứng dụng mà không cần cấp quyền bảo mật”. Ứng dụng cũng có thể hoạt động ở chế độ đọc (Reader Mode) để sử dụng các chức năng của NFC (như thanh toán trực tuyến, truy cập, vé…).

Các HCE sử dụng một Ứng dụng định danh (Application Identifier - AID) để nhận diện các chức năng NFC khác nhau từ phần cứng trong cùng một thiết bị để sử dụng. Ví dụ, chiếc điện thoại của bạn có thể vừa là một thẻ đi tàu điện ngầm vừa là thẻ thanh toán tại một cửa hàng bán lẻ nào đó. HCE không thay thế công nghệ NFC nhưng nó sẽ giúp cho công nghệ này phổ biến rộng rãi và phù hợp hơn với người dùng.

Chế độ 

Khái niệm "in ấn di động" từng được chú ý trong một thời gian, và giờ đây nó đang tích cực phát triển trên các thiết bị di động. Microsoft đã làm rất tốt điều này trên các thiết bị chạy Windows 8.1 và Windows 8.1 RT. Kitkat sẽ góp phần đưa công nghệ này trở nên phổ biến hơn.
Các ứng dụng Android sẽ có thể in hầu hết các loại nội dung bằng kết nối Wi-Fi hoặc dịch vụ điện toán đám mây. Google cũng trang bị cho người dùng một dịch vụ có tính năng tương tự mang tên Google Cloud Print. Các hãng sản xuất máy in có thể tận dụng công nghệ này để tạo tính tương thích cho thiết bị của mình. Đồng thời, họ cũng nên xây dựng các ứng dụng cho từng loại máy in cụ thể trên Google Play Store để người dùng tải về.

Chế độ in không dây API và WebView hỗ trợ chuyển tài liệu thành định dạng PDF trước khi gửi chúng vào máy in.

Cổng hồng ngoại - Infrared Blasters

Đầu năm nay, cả HTC và Samsung đều đưa cổng hồng ngoại IR Blaster vào các thiết bị của mình. Qua đó người dùng có thể điều khiển TV thông qua chiếc điện thoại thông minh mà mình sở hữu. Vào thời điểm đó, cộng đồng Android đã tỏ ra rất tiếc nuối vì đó không phải là tính năng có sẵn trong phiên bản Android gốc, mà chỉ là tiện ích bổ trợ từ một số nhà sản xuất xây dựng dựa trên nền tảng Android.

Google chỉ thay đổi điều đó trong KitKat. Đối với bất kỳ điện thoại Android nào có hỗ trợ hồng ngoại, các nhà phát triển đều có thể lập trình giao diện điều chỉnh tần số từ điện thoại đến bất cứ thiết bị nào trong phạm vi cho phép. Bạn muốn sử dụng thiết bị Android như một chiếc điều khiển từ xa. Android Kitkat 4.4 chính là cơ hội để bạn trải nghiệm.

Chuẩn Bluetooth mới

Hai cấu hình Bluetooth mới sẽ xuất hiện trong Android KitKat 4.4 là Bluetooth HID trên GATT (HOGP) và Bluetooth MAP. Ngoài ra, KitKat còn hỗ trợ cả Bluetooth AVRCP 1.3.

Bluetooth HID trên GATT cung cấp một liên kết có độ trễ thấp với các thiết bị công suất thấp như con chuột hoặc bàn phím. Bluetooth MAP hỗ trợ trao đổi thông tin với các thiết bị ở gần đó (ví dụ như đồng hồ thông minh). Các cấu hình mới này chỉ bổ sung thêm cho nền tảng Bluetooth mà Google đã xây dựng trong Android Jelly Bean 4.2.

Ngay từ bây giờ, các thiết bị chạy Android KitKat 4.4 có thể sử dụng giao thức Miracast trong việc truyền dữ liệu không dây do tổ chức liên minh Wifi (Wifi Alliance) thiết kế. Đây được coi là bước tiến lớn đối với Android vì bất kì thiết bị chạy nền tảng này sẽ đều có thể chia sẻ nội dung với chiếc TV bằng kết nối không dây. Việc còn lại chỉ là chờ đến khi Chromecast cũng hỗ trợ Miracast.

Hỗ trợ cảm biến công suất thấp

Android KitKat 4.4 hỗ trợ hỗn hợp các cảm biến phần cứng để tối ưu hóa điện năng tiêu thụ. Google đang làm việc với các nhà sản xuất phần cứng để thu thập thông tin và cung cấp các dữ liệu cảm biến trên thiết bị Android.

Ngoài ra, tính năng này còn được dùng để tạo ra bộ cảm ứng khả năng nhận diện và đếm bước chân khi người dùng chuyển động. Sẽ có máy dò bước sử dụng gia tốc để phân tích số bước người dùng di chuyển trong một ngày. Tính năng này hiện có sẵn trên Nexus 5 và Google vẫn đang thỏa thuận với các nhà sản xuất để phát triển nó trên nhiều thiết bị hơn. Mong rằng công nghệ này sẽ được đưa vào đồng hồ thông minh chạy Android trong tương lai.

Tạo ảnh hưởng lên phần cứng với RenderScript

Thuật toán RenderScript được giới thiệu lần đầu tiên trong Android Honeycomb 3.1. Nó là một ứng dụng lập trình được thiết kế để tăng tốc cho các ứng dụng trên hệ thống phần cứng ngay tại thời điểm chạy ứng dụng đó". Về cơ bản, nó giúp Android chạy nhanh hơn và hiệu quả hơn bằng cách chia nhỏ thành phần của ứng dụng.

Bộ vi xử lý tăng tốc đồ họa (GPU) từng được giới thiệu trong Jelly Bean 4.2 sẽ tiếp tục được cập nhật trên phiên bản này và sẽ được hỗ trợ trên Nexus 4 và Nexus 5. Một hàm API trong C++ được phát triển ở KitKat 4.4 cho phép người dùng truy cập RenderScript trực tiếp từ nền tảng Android.

Nhiều điện thoại thông minh có cấu hình lõi tứ nhưng lại không biết tận dụng lợi thế sức mạnh phần cứng mà nhà sản xuất cung cấp. Các tính năng mới trong RenderScript sẽ giúp các nhà phát triển cải thiện hiệu suất của ứng dụng, làm cho chúng hoạt động mạnh mẽ thay vì dành thời gian để viết mã.

 

Theo: Tri thức
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]