10 mẹo giảm đau răng hiệu quả

Khi đau răng bạn có thể chà nước đá vào các khu vực răng bị đau. Nước đá sẽ gây tê và do đó giảm bớt sự đau đớn.

15.6051

Dù là do nguyên nhân gì đi nữa thì bất kì ai bị đau răng cũng cảm thấy rất khó chịu và bất tiện. Một vài mẹo nhỏ dưới đây có thể giúp bạn giảm đau tức thì nhưng để đảm bảo cho sức khỏe, bạn nên đến bác sĩ ngay sau đó.

1. Nước chanh

Nước chanh có thể mát-xa cho răng và và nướu nên sẽ làm dịu các cơn đau. Hơn nữa, chanh có chứa axit cũng có thể kháng khuẩn. 

2.  Chườm đá

Khi đau răng bạn có thể chà nước đá vào các khu vực răng bị đau. Nước đá sẽ gây tê và do đó giảm bớt sự đau đớn.

Ảnh minh họa

3. Nhai lá đinh hương

Đinh hương ngăn chặn sự nhiễm trùng và vi khuẩn lây lan rất tốt trong giảm đau, kháng viêm. Nhai lá đinh hương này 3-4 lần mỗi ngày, cho đến khi cơn đau giảm đi. 

4. Gừng

Gừng có tính kháng viêm. Bạn có thể dùng rễ gừng giã nát và đắp lên răng. Làm một vài lần như vậy bạn sẽ thấy giảm đau.

5. Hành tây

Mặc dù hành tây có mùi khó chịu nhưng nước ép hành tây giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc giảm đau răng và nướu..

6. Tỏi

Dùng mấy nhánh tỏi, nghiền nát, trộn thêm một ít muối và đắp vào vùng răng bị đau. Tỏi có tính sát trùng và do đó, sẽ phần nào giúp chữa lành các bệnh nhiễm trùng, kể cả chứng đau răng.

Ảnh minh họa

7. Nước muối ấm

Một trong những biện pháp khắc phục đau răng đơn giản là dùng một ly nước ấm pha với hai thìa muối để súc miệng. Nước muối ấm sẽ giúp giảm các nhiễm trùng và làm giảm đau, viêm nhiễm từ các khu vực răng bị ảnh hưởng.

8. Hạt na

Hạt na có tính chất sát trùng, sát khuẩn. Khi bị đau răng bạn có thể đập dập hạt ra lấy nhân, nghiền nhỏ đặt vào hố răng, sẽ có công dụng giảm đau ngay.

9. Nghệ

Nghiền nghệ thành bột, lấy một ít nhét vào răng bị đau. Cơn đau sẽ giảm trông thấy.

10. Ngâm chè khô với rượu

Bạn có thểm ngâm một dúm chè khô với rượu vào chiếc chén nhỏ. Sau đó lấy hỗn hợp này đắp lên chiếc răng đau. Trong trà đen chứa chất làm se là tamin. Chúng có tác dụng làm giảm sưng và giảm đau tạm thời. Rượu sát khuẩn tốt.

Cần lưu ý, các phương thuốc này chỉ có hiệu quả giảm đau tạm thời chứ không khỏi hẳn bệnh sâu răng và đau răng. Do đó bạn vẫn cần được sự thăm khám của nha sĩ.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]