10 món cực ngon cho bé ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy

(Webphunu.net) - Webphunu.net gợi ý những món ăn đầy đủ dưỡng chất mà an toàn khi cho bé ăn dặm theo phương pháp BLW, như sau

15.5976

Ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy sẽ giúp bé tự lập hơn trong việc ăn uống sau này, khiến bé cảm thấy thích thú với bữa ăn, và mẹ thì không phải mệt mỏi với chuyện ăn uống của bé nữa.

 
(Baby Led Weaning -BLW) là cho bé quyền tự chủ khi đói, bé sẽ ăn thức ăn thô ngay từ lần ăn dặm đầu tiên, bé cũng không cần phải dùng đến thìa, muỗng mà dùng bằng tay để đưa thức ăn vào miệng.
 
Đây là kỹ năng quan trọng giúp bé tự lập hơn trong việc ăn uống sau này, khiến bé cảm thấy thích thú với bữa ăn, và mẹ thì không phải mệt mỏi với chuyện ăn uống của bé nữa. Ăn bốc không chỉ là phương pháp vui vẻ, kích thích trẻ ngon miệng mà còn giúp trẻ của đôi tay và kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt.
 
Để cha mẹ không phải băng khoăn về thực đơn cho bé, webphunu.net gợi ý những món đầy đủ dưỡng chất mà an toàn khi cho bé ăn dặm theo phương pháp BLW, sau:
 

1. Các món cá

 
Não đang phát triển của trẻ cần những chất béo thiết yếu như omega-3 DHA... Vì các chất béo chủ yếu đến từ các nguồn như cá, nên đây là một phần quan trọng trong chế độ ăn của trẻ tuổi chập chững. 
 
Hãy thử các loại cá có độ thủy ngân thấp như cá hồi, cá ngừ đóng hộp nhỏ và cá rô phi  - những loại mềm và dễ cắt thành miếng nhỏ. Bạn cũng có thể chiên cá hình que để bé dễ cầm và hấp dẫn. 
 

2. Trứng

 
Với hàm lượng protein cao và rất tốt, đồng thời chứa sắt, choline, vitamin B12, B2 và nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu khác, trứng là thực phẩm hoàn hảo cho trẻ nhỏ. 
Bạn có thể rán trứng cùng với rau như rau chân vịt hay nấm xào trứng hoặc luộc trứng rồi xắt nhỏ cho bé ăn.
 
Trứng chế biến rất nhanh, cung cấp nguồn protein bổ dưỡng cho trẻ phát triển. 
 

3. Thịt gà xé

 
Thịt trắng như thịt gà, thịt vịt giúp giảm đáng kể nguy cơ tử vong vì bệnh ung thư. Thịt gà thường chứa nhiều protein, các loại vitamin và khoáng chất như chất sắt, selen, kẽm cùng các vitamin B.
 
Bạn có thể luộc thịt gà rồi xé nhỏ sau đó cho bé ăn, việc xé thịt gà thành những miếng sẽ khiến bé thích thú ăn một cách ngon lành.
 

4. Khoai tây chiên bơ, phomai



 
 
Nguyên liệu
 
Khoai tây: 1 củ
Phomai dạng bột hoặc phomai dành cho trẻ em: 1 thìa to
Bột năng: 1 thìa nhỏ
Bơ: Một ít
 
Cách làm
 
Gọt vỏ khoai tây, rửa sạch. Mài bằng dụng cụ hoặc xay ra (nhưng đừng xay quá nhuyễn ra nước). Trộn với phomai và bột năng, viên thành viên bánh hình tròn vừa tay bé hoặc dàn nhỏ như tráng trứng. Rán khoai tây đã nặn với một chút bợ, rán nhỏ lửa. Vớt ra để nguội, cho bé cầm tự bốc ăn.
 
Ngoài khoai tây, mẹ có thể làm tương tự với củ sen hoặc khoai lang.
 

5. Đậu hũ hấp trứng, rau củ

 
Nguyên liệu
 
Đậu hũ non: 30 – 50g
Cà rốt: 10g
Cá hồi: 10g
Súp lơ trắng: 10g
Trứng đánh tan: 2 muỗng
 
Cách làm
 
Đậu luộc hoặc cho vào lò vi sóng 1 phút, chắt nước, dằm nát. Cá hồi luộc chín, dằm nát. Cà rốt, súp lơ luộc chín dằm nát trộn với cá hồi thành hỗn hợp.
 
Trộn đậu với hỗn hợp rau cá, cho 2 muỗng trứng vào đánh tan. Bọc lại bằng màng bọc thực phẩm. Cho vào lò vi sóng quay 2 phút. Lấy ra cắt miếng vuông cho bé ăn.
 
Ngoài cà rốt, súp lơ trắng, mẹ có thể linh động thay bằng các loại rau khác để đa dạng món ăn cho bé nhé.
 

6. Khoai lang hấp chín



 
Giống như cà rốt, khoai lang là nguồn cung cấp nhiều beta-carotene (vitamin A cũng như magie và các loại vitamin, chất khoáng khác). Các bé rất thích vị ngọt tự nhiên có trong khoai lang bởi thế khi bé bắt đầu tập ăn dặm, khoai lang là top thực phẩm mẹ có thể chọn.
 
Cho bé ăn khoai lang, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên nướng hoặc hấp khoai thay cho luộc vì như thế mới giữ được nhiều dinh dưỡng trong khoai. Nên thái khoai dạng hạt lựu cho bé mới ăn bốc.
 

7. Phô mai thái miếng

 
Phô mai là một chế phẩm từ sữa, không chỉ có mùi vị hấp dẫn, chúng còn chứa nhiều protein, canxi, kẽm, magie, vitamin A, B.
 

8. Đậu Hà Lan luộc

 
Đậu Hà Lan giàu sắt, vitamin C, axit folic và vitamin B6 giúp tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe tim mạch của bé. Ngoài ra, món ăn này còn giúp bé duy trì xương chắc khỏe.
 
Cha mẹ nên cho bé ăn món này sau 7 tháng tuổi (có thể nghiền ra nấu cháo). Ngoài ra đây cũng là một món ăn bốc khá thú vị với bé trên 2 tuổi. Tuy nhiên, bé ăn cần sự giám sát của người lớn phòng trường hợp bị hóc. Với món này thì mẹ chỉ cần luộc lên là bé có thể ăn được rồi.
 

9. Chuối chín cắt lát

 
Chuối có chứa kali, chất xơ, vitamin B6, vitamin C và B2 khá cao rất tốt cho sức khỏe của bé. Bởi thế, ngay khi bé được 4 tháng tuổi, mẹ đã nên giới thiệu món ăn này chó bé.
 
Khi cho bé nếm món chuối, các mẹ nên thái chuối dạng hạt lựu để bé không bị hóc. Ngoài ra, nên chọn loại chuối chín mềm để an toàn cho bé.
 
Xin lưu ý là chuối cũng có thể khiến bé bị táo bón nếu ăn quá nhiều đấy các mẹ ạ!
 

10. Quả bơ thái miếng


Không phải ngẫu nhiên các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các mẹ nên cho bé bắt đầu ăn dặm thử nghiệm trái bơ đầu tiên. Bơ có lợi cho sức khỏe của bé bởi chúng chứa chất béo không bão hòa giúp kích thích sự phát triển tối ưu của não bộ; chất xơ tốt cho hệ tim mạch; vitamin E,C,B giúp tăng cường trí nhớ…
 
Khi bơ đã chín sờ tay thấy mềm, mẹ có thể bảo quản số bơ đó trong tủ lanh và cho bé ăn dần. Còn nếu mua phải trái bơ xanh trong khi mẹ muốn chế biến ngay cho bé, có một mẹo đơn giản là hãy cho trái bơ vào túi giấy cùng với một quả chuối. Chỉ trong một ngày, khí ethylene từ chuối sẽ làm bơ chin và ngon một cách tự nhiên.
 
Hãy xắt nhỏ bơ thành miếng dài bằng ½ ngón tay giữa của mẹ và cho bé tự bốc để thưởng thức món ăn tuyệt vời này nhé!
 
Lưu ý
 

- Cha mẹ cho bé ngồi trên ghế riêng khi ăn dặm theo phương pháp này. Bởi vì nguy cơ bị hóc ở bé sẽ tăng lên nếu bé vừa bốc ăn vừa chạy nhảy hoặc không có người lớn trông chừng.
 
- Không bao giờ được để bé ăn bốc một mình.
 
- Không nên giục bé mà chỉ nên hướng dẫn bé bốc thức ăn thật chậm rãi.
 
- Dù bé đã thành thạo bốc thức ăn mẹ cũng không nên chủ quan cho bé tự do ăn những loại thực phẩm cứng, dễ hóc, không an toàn...
 
- Nên bắt đầu cho bé bốc những loại thức ăn bé yêu thích trước. Sau đó, mới cho bé làm quen với những đồ ăn mới. Bởi vì, một số bé khá nhạy cảm với mùi vị mới, nhất là những loại thịt. Để bé thích bốc thịt, bạn nên luộc thịt chín kĩ, xắt lát mỏng như tờ giấy và cho bé làm quen. Nên chọn thịt gà, vừa bổ dưỡng lại giúp bé ngon miệng.
 
- Các bé đều thích bốc những món ăn chứa đường như bánh, kẹo nhưng mẹ không nên “thỏa mãn” bé. Bé cần những loại thực phẩm giàu dưỡng chất thay vì loại đồ ăn nhanh chứa năng lượng tức thời. Tất nhiên, không phải mọi loại bánh kẹo đều xấu với sức khỏe bé nhưng nên kiểm soát lượng đường bé tiêu thụ hàng ngày. Mẹ có thể chọn những loại bánh kem mềm, ít đường cho bé để thay thế loại bánh quy hoặc kẹo cứng.

Masumi (Đẹp & Khoẻ)


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]