10 nghệ thuật ứng xử khôn ngoan giúp bạn hòa đồng

Việc kiểm soát tốt cảm xúc tiêu cực có ý nghĩa rất lớn trong giao tiếp hàng ngày. Đồng thời, nghệ thuật ứng xử khôn ngoan cũng giúp bạn hòa đồng tốt hơn.

15.5743
  • 1

    Việc gấp, từ từ nói

    Thông thường, khi gặp việc gấp chúng ta thường có thói quen vội vàng, thậm chí nhiều người còn bị nói không rõ lời, nói lặp hay không nói lên lời. Điều này không thể khiến bạn giải quyết công việc nhanh hơn. Hãy bình tĩnh và nói rõ ngọn ngành để người nghe cảm thấy ổn định, từ đó tăng độ tin cậy của mọi người đối với bạn.

  • 2

    Việc nhỏ nói hài hước

    Với những việc nhỏ hay lời nhắc nhở, bạn nên nói một cách hài hước để mọi người thấy được thiện ý của mình. Điều này sẽ khiến người khác cảm thấy vui vẻ, dễ chấp nhận lời nhắc nhở của bạn hơn.

  • 3

    Việc chưa hiểu rõ, hãy nói một cách cẩn thận

    Đối với những sự việc chưa hiểu rõ bạn đừng nên quá tin lời một phía để rồi vội vàng kết luận. Nếu không đưa ra nhận xét, người khác sẽ cảm thấy bạn không có thành ý nhưng nếu nhận xét vội vàng thì có thể bạn sẽ phải hối hận. Do đó, bạn nên diễn đạt một cách cẩn thận, sẽ khiến cho người nghe cảm thấy rằng bạn là người đáng tin cậy.

  • 4

    Việc chưa xảy ra, không nên nói linh tinh

    Đừng cố gắng tỏ ra mình thông minh bằng cách phán đoán trước những việc chưa xảy ra. Một trong những tính cách khiến người khác dễ ghét là ăn nói hàm hồ, tùy tiện. Người xung quanh sẽ cảm thấy bạn là kẻ ba hoa, chỉ biết chém gió.

  • 5

    Việc chưa làm, đừng nói lung tung

    Tục ngữ có câu “không có khoan kim cương, thì đừng mong ôm nghề đồ gốm”, bạn không nên hứa làm một việc gì đó mà bạn không chắc có thể làm được. Hãy đảm bảo những lời hứa của mình thay vì tìm cách hứa hẹn lung tung để làm mất niềm tin ở người khác.

  • 6

    Không nên nói những chuyện làm tổn thương người khác

    Trong cuộc sống hay công việc, bạn không thể tránh khỏi những lúc tranh luận. Tuy nhiên đừng viện lý do nổi nóng, tâm trạng không tốt mà bạn có thể tùy tiện dùng lời nói làm tổn thương người khác đặc biệt là giữa những người thân. Tình cảm rất khó xây dựng, nhưng chỉ một câu nói trong khi nóng giận cũng có thể khiến bạn đánh mất thứ quý giá này.

  • 7

    Đối với những việc đau lòng, bạn không nên gặp ai cũng nói

    Tâm sự và chia sẻ là một trong những cách đơn giản giúp bạn giải tỏa căng thăng và vơi bớt nỗi buồn. Tuy nhiên gặp ai cũng kể về câu chuyện đau lòng của bạn chưa chắc đã là một điều đúng đắn. Thậm chí, nhiều người sẽ nghĩ bạn là người hay kể lể, muốn người khác phải thông cảm với mình. Hãy biết tôn trọng tâm trạng của những người xung quanh bởi ai cũng có những nỗi buồn riêng.

  • 8

    Những việc của người khác thì nên cẩn thận trong lời nói

    Bạn có thể nói về việc của mình nhưng đừng tùy tiện bình luận về việc của người khác. Liệu bạn có chắc họ muốn như thế? Đừng áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác để phán xét hay nói gì đó hộ họ. Giữa con người với con người cần phải có một khoảng cách an toàn. Giữ kín bí mật của người khác sẽ khiến bạn trở thành một người đáng tin cậy.

  • 9

    Việc của bản thân, lắng nghe người khác nói như thế nào

    Người trong cuộc thường u mê, còn người ngoài cuộc lại tỉnh táo. Do đó, bạn nên lắng nghe cách nhìn nhận của người khác về bản thân hay một sự việc nào đó. Biết đâu những người xung quanh sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích? Đồng thời, việc biết lắng nghe thể hiện bạn là một con người thấu tình đạt lý

  • 10

    Chuyện của con cái, cần nói rõ ràng

    Đừng cố sử dụng quyền làm cha mẹ để áp đặt bất cứ điều gì cho con cái. Không ai có thể biết được chính xác họ muốn gì, điều gì mang lại hạnh phúc thực sự hơn chính bản thân người đó. Vì vậy, bạn nên học cách tâm sự và chia sẻ, nói rõ ràng với con cái. Đặc biệt là khi con bạn còn ở thời kỳ thanh thiếu niên, chúng rất dễ bị kích động. Thái độ ôn hòa có thể khiến cho con bạn có tình cảm tốt đối với bạn và tăng tính thuyết phục.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]