Giữ cho nguồn tài chính ổn định yêu cầu những kỷ luật sự hình thành phát triển những thói quen tài chính tốt. Chúng ta đều không muốn rơi lỗ hỏng tài chính và rơi vào tình trạng suy sụp cả về tinh thần và thể xác. Tốt hơn hết, chúng ta cần phải bảo vệ nguồn tài chính khi có thể, trước khi có bất cứ trường hợp nào cho đồng tiền tuột khỏi tay ta. Đây là lý do vì sao chúng ta cần phải học hỏi 1 hoặc 2 điều từ việc giữ nguồn tài chính ổn định.
1. Không chi tiêu theo cảm xúc
Tiền là một phương tiện giúp ta có một cuộc sống dễ dàng hơn; tuy nhiên, nó cũng trở thành một vấn đề lớn làm ta phải suy nghĩ. Tiêu tiền theo cảm xúc đồng nghĩa với việc đi ăn ngoài và mua sắm quá nhiều cho đến khi nguồn tài chúng kiệt quệ. Ổn định tài chính chỉ có thể thực hiện khi ta biết cách điều khiển việc tiêu tiền theo cảm tính. 
2. Tiết kiệm
Người có tài chính ổn định tiêu tiền ít hơn số tiền họ kiếm được. Bạn có thể không có nguồn vốn dồi dào nhưng bạn có thể chi cho những thứ quan trọng và đúng đắn và không vung tay quá mức. Bạn có thể học cách tiết kiệm tiền điện thoại và điện nước và internet; hoặc giảm chi phí cho việc ăn uống thường ngày, mua sắm và ăn ngoài.
3. Theo dõi chi tiêu
Cần phải kiểm soát các chi tiêu. Tổng kết chi tiêu mỗi cuối tháng, xem xét xem khoảng chi phí nào là không hợp lý. 
4. Đầu tư
Những người có tài chính ổn định biết cách đảm bảo tài chính cho tương lai. Kể cả khi thời kỳ về hưu chưa đến gần, bạn nên bắt đầu lên kết hoạch đầu tư.
5. Xóa và Tránh những khoảng nợ
Tất cả những khoảng nợ đều không giống nhau. Nợ lãi suất cao khác với nợ lãi suất thấp như thế chấp. Nợ nần ảnh hưởng đến tâm lý người vay; vì vậy, ta nên xoá bỏ.
6. Gom góp tích lũy
Gom góp các khoảng thu nhập. Bằng cách gom góp, chúng ta có thể tăng đều số tiền ta có và quyết định xem nên chi tiêu như thế. Dùng apps Mint và You need a budget để kiểm soát quỹ cá nhân.
7. Trả tiền đúng hạn
Không chần chứ trả các khoảng chi phí và các khoản nợ. Bởi làm như vậy, tiền lãi sẽ không tăng và ta có cơ hội dùng số tiền đó cho khoảng chi tiêu cá nhân.
8. Từ bỏ các thói quen xấu
Cần phải gò bản thân vào một kỷ luật. Ta phải ý thức rằng những thói quen xấu sẽ ăn dần ăn mòn thu nhập của ta và cướp đi những niềm vui và tận hưởng trong tương lai.
9. Lên kế hoạch
Mua nhà, mua xe, đi du lịch là những điều tất yếu trong cuộc sống; nhưng ta cần có một bản kế hoạch hợp lý. Thay vì trì hoãn, ta cần phải đặt ra một ngày cụ thể và phải kiên cường bám sát kế hoạch.
10. Bảo vệ sức khỏe
Phải có trách nhiệm tự bảo vệ sức khoẻ bản thân. Phải sống khoẻ, có lối sống lành mạnh, như vậy, ta mới không mất quá nhiều tiền vào viện phí. 
Thu Hiền (theo Life Hack)