10 thực phẩm biến đổi gen phổ biến có thể bạn chưa biết

Thực phẩm hoặc cây lương thực thường được biến đổi gen với mục đích tăng cường hương vị, chất lượng, chất dinh dưỡng hoặc cải thiện sức đề kháng của cây trồng, vật nuôi với sâu bệnh.

15.6013

Trong một số trường hợp, các loại thực phẩm biến đổi gen giúp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, vì các phiên bản đã biến đổi gen có thể cần ít nước hoặc năng lượng để phát triển hơn so với nguyên bản.

Bí ngòi

Bí ngòi là loại cây rất dễ nhiễm vi rút, đó là lý do vì sao các nhà khoa học phải biến đổi gen của giống cây này.

Bí ngòi là loại rau giàu dinh dưỡng

Các chuyên gia tin rằng bí ngòi biến đổi gen có thể đã tình cờ được đưa vào môi trường tự nhiên. Nếu gen đã biến đổi xâm nhập vào tự nhiên và nhiễm vào các cây trồng bình thường, chúng sẽ gây ra những vấn đề môi trường không thể lường trước.

Bí ngòi là loại thực phẩm rất dễ trồng và là loại rau giàu dinh dưỡng. Nhưng loại cây này cũng rất dễ nhiễm bệnh, do đó việc biến đổi gen của bí ngòi để chống lại một căn bệnh chỉ khiến loại cây này dễ dàng "vướng" vào một căn bệnh khác.

Cà chua

Cà chua là thực phẩm biến đổi gen đầu tiên được đưa ra thị trường với lý do để quá trình bảo quản được lâu hơn. Cà chua biến đổi gen không bị thối nhanh như các loại cà chua thông thường, do đó quá trình vận chuyển sẽ thuận lợi hơn.

Cà chua biến đổi gen không bị thối nhanh như các loại cà chua thông thường

Cà chua biến đổi gen ban đầu có khả năng kháng thuốc kháng sinh. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng các gen kháng kháng sinh đó có thể nhiễm vào cơ thể người, khiến chúng ta không còn đáp ứng khi được điều trị bằng kháng sinh và giảm khả năng chống bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, loại cà chua biến đối gien mới không còn chứa các gen kháng kháng sinh.

Lemato

Năm 2007, một nhóm các nhà khoa học Israel kết hợp thành công cà chua và chanh (gen đó được gọi là ocimum basilicum geraniol synthase), loại cây lai này được gọi là lemato (kết hợp từ chữ lemon và tomato).

Lemato là kết hợp thành công giữa cà chua và chanh

Lemato có vỏ hơi đỏ và mùi chanh dịu nhẹ. Lemato có tuổi thọ cũng như khả năng kháng sâu bệnh tốt hơn cà chua thông thường. Tuy nhiên, nồng độ chất chống ôxy hóa lycopene của lemato không cao như các loại cà chua thông thường. Các nhà khoa học không có dự định đem lemato vào sản xuất đại trà, mục đích của họ chỉ là thử tìm cách thay đổi mùi vị của các loại rau củ.

Ngô

Giống ngô biến đổi gen có tên là Ngô-Bt (được đặt theo tên của vi khuẩn Bacillus thruringiensis) là một hình thức ngô lấy đường đã được biến đổi gen để chống lại côn trùng.

Không ai dám khẳng định ngô biến đổi gen tốt cho người tiêu dùng

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), bất kỳ thời điểm nào trong năm cũng có những ruộng ngô biến đổi gen được trồng trên khắp các bang của Mỹ. Ngô biến đổi gen được trồng nhiều hơn ở miền Nam và khu vực miền Trung Tây nước này.

Hầu hết loại ngô mà các ở Mỹ dùng để ăn đều là ngô biến đổi gien. Ngô biến đổi gien có lợi cho nông dân và môi trường, nhưng không ai dám khẳng định là nó tốt cho người tiêu dùng.

Khoai tây

Năm 1991, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thách thức các nhà khoa học tìm ra cách để khiến cho một số loại vắc-xin có thể đến được với tất cả mọi người mà không cần tiêm chủng.

Họ đã tìm ra cách lan truyền vắc-xin tả bằng cách tiêm một loạt các gen kích thích cơ thể sản sinh kháng thể chống lại căn bệnh này vào khoai tây. Những gen được tiêm vào nhắc nhở hệ thống miễn dịch của con người để sản xuất các kháng thể tả riêng của mình.

Các nhà khoa học đang tìm cách chế biến khoai tây để sử dụng trong sản xuất keo và chất bôi trơn

Loại "khoai tây chống bệnh tả" vẫn chưa được đưa ra thị trường, vì các nhà khoa học cần phải tìm ra cách đóng gói loại khoai tây đặc biệt này, sao cho quá trình phân phối và tiếp thị dễ dàng nhất.

Ngày nay, chúng ta chỉ dùng khoảng 25% sản lượng khoai tây của toàn thế giới như một loại thực phẩm. Phần còn lại được sử dụng để chăn nuôi gia súc và làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp tinh bột.

Củ cải đường

Củ cải đường là một trong những loại thực phẩm được biến đổi gen gần đây nhất và vẫn đang được giám sát nghiêm ngặt. Các nhà nghiên cứu tạo ra một loại củ cải đường biến đổi gen kháng thuốc trừ cỏ, đã được sự chấp thuận của USDA hồi năm 2008, nhưng lại bị cấm vào tháng Tám năm 2010.

Các nhà khoa học sửa đổi cấu trúc di truyền của củ cải đường do loại cây này thường phát triển chậm vì phải tranh giành ánh sáng cũng như chất dinh dưỡng với cỏ dại.

Củ cải đường là một trong những loại thực phẩm được biến đổi gen gần đây nhất

Tuy nhiên, đến năm 2010, thẩm phán liên bang Jeffrey S. White đã thu hồi quyết định chấp thuận của USDA cho củ cải đường biến đổi gen, vì các nhà sản xuất đã không thực hiện được Báo cáo Tác động Môi trường (EIS). Cho đến khi thực hiện được Báo cáo Tác động Môi trường, việc trồng, thu hoạch và chế biến củ cải đường biến đổi gen đã bị đình chỉ.

Theo Thùy Chi - Gia đình Việt Nam

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]