10 thực phẩm giải nhiệt cho bà bầu

Thời tiết bắt đầu chuyển sang oi bức, những phụ nữ mang thai sẽ cảm thấy thật khó chịu vì nhiệt độ cơ thể của họ thường xuyên cao hơn a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

15.5706
  • 1

    Bí đao:

    cũng là món ăn rất tốt trong mùa nóng bởi nó tính mát, giúp thanh nhiệt, giảm tác hại của nắng nóng. Có thể dùng nấu canh hoặc ép lấy nước uống.

    Phụ nữ mang bầu những tháng cuối thường dễ bị phù chân do tĩnh mạch chi dưới bị chèn ép, tuần hoàn máu giảm nhưng thường sau khi nghỉ ngơi sẽ hết. Nếu sau khi nghỉ ngơi vẫn không hết sưng phù, tình trạng nặng thêm hoặc xuất hiện các hiện tượng dị thường khác thì được gọi là bệnh sưng phù trong thời kỳ bầu bí. Bí đao nấu cùng cá chép còn được biết đến như một món ăn giúp giảm nhẹ chứng sưng phù chân ở bà bầu

  • 2

    Dưa chuột

    Vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, được dùng rất phổ biến trong mùa hè dưới dạng ăn sống, làm nộm, chế biến thành dưa muối cả quả. Dưa chuột còn có thể xào với một số loại thịt thành những món ăn khá hấp dẫn.


    Ngoài ra, một hỗn hợp bao gồm cần tây, dưa chuột, cà rốt và gừng là một thức uống rất mát và khá nhẹ nhàng, thậm chí nó còn giúp bà bầu tránh khỏi những cơn buồn nôn. Bạn có thể thêm một ít táo hay chanh để tạo vị ngọt ngọt chua chua, khá dễ uống.

  • 3

    Củ đậu

    tác dụng giải nhiệt, giải khát vì trong thành phần củ đậu có đến 80-90% là nước, 4,51% đường glucoza, 2,4% tinh bột. Ngoài ra củ đậu còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và muối khoáng khác như: sắt, canxi, photpho, vitamin C... cần thiết cho cơ thể.

    Củ đậu là một thức ăn lý tưởng của mùa hè: Vị ngọt, tính mát, có công dụng giải nhiệt, giải rượu rất tốt, chữa chứng ăn không tiêu. Người ta thường dùng củ đậu để ăn sống, làm gỏi, nấu canh, xào với thịt hoặc rửa sạch rồi ép lấy nước uống giải khát.

  • 4

    Củ năng còn gọi là củ Mã thầy:

    Vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt, dùng ăn sống hoặc ép lấy nước giải khát rất tốt, đồng thời có tác dụng dự phòng tích cực một số bệnh lý viêm nhiệt mùa hè như viêm họng, viêm amiđan, viêm phế quản, viêm phổi, viêm môi, miệng, viêm dạ dày, ruột...

    Trong mã thầy, có 68,52% nước; 18,75% tinh bột; 2,25% protein, 0,19% lipid; đường; pectin; các muối calci, phospho, sắt; các vitamin A, B1, B2, C... và một hoạt chất gọi là puchiin có tác dụng kháng khuẩn, hạ huyết áp và phòng ngừa ung thư.

    Trong dân gian, củ mã thầy thường được dùng để ăn chơi hoặc tráng miệng sau bữa ăn. Củ mềm, giòn, nhiều nước, vị ngọt. Nhiều người sử dụng mã thầy dưới dạng thức ăn - vị thuốc làm cho mát như lấy củ thái nhỏ, nấu với bột đậu xanh làm chè lục tàu xá hoặc hầm với dạ dày lợn để thanh nhiệt, bổ dưỡng, tiêu tích, giải độc và dùng dạng bột với tác dụng mát gan, dạ dày và ruột.

  • 5

    Rau dền:

    Vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, bổ khí, lợi tiểu. Đây là loại rau chứa rất nhiều chất khoáng cần cho quá trình tăng trưởng của thanh thiếu niên.

    Các chuyên gia dinh dưỡng phân tích rằng: rau dền chứa rất nhiều protid, lipid, glucid, nhiều vitamin, sắt và chất khoáng.


    Chất beta – caroten trong rau dền cao hơn gấp hai lần so với loại cà, giúp ích cho việc nâng cao sức miễn dịch; hàm lượng chất sắt trong rau dền nhiều hơn so với rau bó xôi, hàm lượng canxi gấp 3 lần.

    Điều quan trọng là trong rau dền không chứa acid oxalic, do vậy canxi và sắt trong rau dền sau khi đi vào cơ thể rất dễ được tận dụng và hấp thu nên rất tốt cho phụ nữ mang thai. Bạn có thể luộc, xào, nấu canh đều được.

  • 6

    Rau cần:

    Vị ngọt mặn, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt lợi tiểu, là loại rau lý tưởng trong mùa hè đối với bà bầu.

    Trong rau cần hàm chứa nhiều chất dinh dưỡng phong phú như carotene, vitamin C, nicotinic acid, mannite, đặc biệt là một số chất dinh dưỡng trong lá rau cần phong phú hơn trong thân, có tác dụng thanh nhiệt mát máu, tỉnh não lợi tiểu, an thần và giảm huyết áp. Bầu bí trong thời kỳ cuối thường xuyên ăn rau cần có thể giúp bà bầu giảm thấp huyết áp, cũng có tác dụng trị liệu đối với các chứng tổng hợp cao huyết áp do mang thai và thiếu máu do thiếu sắt gây ra bộc phát bệnh tiền sản giật.

  • 7

    Ngó sen:

    Không chỉ được dùng làm món gỏi, hay xào, ăn lẩu… ngó sen còn là một nguyên liệu để làm thuốc, giúp trị một số bệnh. Đông y cho rằng ngó sen khi tươi có tính hàn, ngọt mát, có thể tiêu ứ máu, thanh nhiệt, chữa ho ra máu, nôn ra máu.

  • 8

    Nấm rơm:

    Vị ngọt, tính hàn. Thành phần dinh dưỡng của nấm rơm khá phong phú, trong 100 gam nấm rơm khô đúng chuẩn có chứa 21-37 gam chất đạm, 2,1-4,6 gam chất béo, 9,9 gam chất bột đường, 21 gam chất xơ, rất nhiều yếu tố vi lượng như canxi, sắt, photpho, các vitamin A, B1, B2, C, D, PP... Đặc biệt trong nấm rơm, thành phần đạm vừa nhiều vừa đầy đủ các axit amin tối cần thiết, hơn cả trong thịt bò và đậu tương


    Với thành phần dinh dưỡng tốt như thế, từ lâu trong y học nấm rơm được chỉ rõ là một thức ăn tuyệt vời, có công dụng bồi bổ và thanh nhiệt tiêu độc. Đây là thực phẩm lý tưởng trong mùa nóng cho bà bầu và những người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu và các bệnh lý về gan mật.

  • 9

    Đậu hũ

    Được làm từ đậu nành, có vị ngọt, mát, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận táo, giải độc và sinh nước bọt. Theo quan niệm của Đông Y, trời nóng khiến người ta dễ suy kiệt. Để khắc trị dân gian hay dùng đậu hủ tươi nấu với lá hẹ. Món này có tác dụng mát cho phổi, giải độc cho cơ thể và bổ dưỡng. Đậu phụ được chế biến từ nguyên liệu chính là đậu tương nên rất phong phú protein, chất sắt, folate, canxi và kẽm, rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

  • 10

    Nước mía:

    nghiên cứu của các nhà khoa học thì đường trong cây mía chiếm tới 70%, chủ yếu là đường Saccharose. Ngoài ra còn có các Carbonhydrat, nhiều acid amin, đặc biệt là nhiều acid amin cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đó là các vitamin B1, B2, B6, C, các muối vô cơ như Calci, Phospho, sắt... và các acid hữu cơ có chứa acid succinic, acid fumaric, acid malic, acid citric...

    Theo Đông y, mía vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, nhuận táo, giáng khí. Dùng trong trường hợp ho khan ít đàm, kể cả chứng ho ra máu; còn dùng trong các chứng mất dịch vị do vị nhiệt, lưỡi đỏ rêu ít, miệng khô khát; cũng có thể dùng cho người nôn ọe nhiều lần, miệng khô buồn bực, đại tiện táo kết và người bị ngộ độc do rượu.

    Khi mang thai, phụ nữ uống nước mía thường xuyên không chỉ giúp cung cấp cho cơ thể một lượng nước, năng lượng và nhiều chất dinh dưỡng mà còn giúp cơ thể giải nhiệt, chống mệt mỏi, chống táo bón và hiện tượng nôn nghén.

    Liều lượng hợp lý: phụ nữ mang thai có thể trạng bình thường nên uống một ly nước mía/ngày. Những trường hợp phụ nữ mang thai có nguy cơ béo phì thì nên hạn chế uống nước mía vì nó cung cấp nhiều năng lượng.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]