11 rắc rối về kinh nguyệt

Kinh nguyệt ra nhiều hoặc bị đau lưng trong ngày đèn đỏ có thể là dấu hiệu của nồng độ estrogen cao. Bạn nên đến gặp bác sĩ kiểm tra lượng hormone trong cơ thể.

15.6046
1. Trọng lượng cơ thể ảnh hưởng đến chu kỳ của bạn

Một số phụ nữ không biết rằng khi chất béo cơ thể của họ giảm xuống dưới 8-12 % chu kỳ của họ sẽ dừng lại, Gina Keatley, một chuyên gia dinh dưỡng và và nấu ăn trên truyền hình nói.

Điều này là do các tế bào mỡ sản sinh ra 1/3 lượng estrogen ở phụ nữ, và nếu không có lượng estrogen này, cơ thể sẽ ngừng kinh nguyệt. Chế độ ăn ít calo và không đủ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến kinh nguyệt của bạn.

Hầu hết phụ nữ không bổ sung đủ chất sắt từ chế độ ăn uống để theo kịp với lượng máu mất mỗi tháng. Việc bổ sung sắt là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống, bác sĩ Arielle Levitan, đồng sáng lập của trang webVous Vitamincho biết.

2. Chu kỳ quá thường xuyên dẫn đến thiếu sắt

Hầu hết phụ nữ không bổ sung đủ chất sắt từ chế độ ăn uống để theo kịp với lượng máu mất mỗi tháng. Việc bổ sung sắt là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống, BS Arielle Levitan, đồng sáng lập của trang web Vous Vitamin cho biết.

3. Ngày trước khi chu kỳ giống với dấu hiệu

Cơ thể thực sự chuẩn bị cho việc mang thai trong thời gian này, do đó cơ thể tiết ra kích thích tố, cụ thể là progesterone, gây ra các triệu chứng tương tự như mang thai, chẳng hạn như giữ nước, đau ngực, cảm giác đầy bụng và mụn trứng cá, tiến sĩ Levitan nói.

4. Khi bạn mất kinh đột ngột

Sự mất kinh đột ngột gọi là vô kinh. Điều này có thể là do giải phẫu bất thường hoặc các vấn đề sinh lý như căng thẳng hoặc rối loạn hormone, tiến sĩ Amy B. Hollingsworth, điều phối viên phòng thí nghiệm sinh học khoa học tự nhiên tại Đại học Akron cho biết. Nếu không có kinh trong hơn 3 tháng, bạn nên đến gặp bác sĩ.

6. Đau đớn có thể là vấn đề

Tin hay không, cảm giác đau đớn trong chu kỳ là không bình thường. Đau đớn có nghĩa có vấn đề gì đó xảy ra trong cơ thể bạn, ví dụ như estrogen cao. Bạn cũng nên tìm hiểu xem nguyên nhân gây đau ở tử cung, như một khối u hoặc u nang, TS Jennifer Burns của Trung tâm Bienetre ở Phoenix, Arizona nói.

7. Kinh nguyệt không chỉ là mất máu

Có một lớp tử cung được bong ra mỗi 28 ngày hoặc lâu hơn, cùng với một số mạch máu, đó là lý do kinh nguyệt của mọi người có thể bị rối loạn, tiến sĩ Burns nói.

8. Thèm đồ ngọt không chỉ là hội chứng tiền kinh nguyệt

Thèm đường hoặc thèm carbonhydrate có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu progesterone. Progesterone giúp điều hòa lượng đường trong máu. Bạn nên đi xét nghiệm máu và nghe lời chỉ dẫn của bác sĩ.

9. Kinh nguyệt ra nhiều là một vấn đề

Điều này có thể là dấu hiệu của nồng độ estrogen cao. Estrogen có tác dụng làm tử cung co bóp, tống xuất kinh nguyệt. Bạn nên đến gặp bác sĩ và kiểm tra lượng hormone trong cơ thể. Có một số cách làm giảm lượng estrogen xuống hoặc làm estrogen hoạt động hiệu quả hơn.

10. Đau lưng nói lên rất nhiều điều

Có rất nhiều phụ nữ bị đau lưng hay tĩnh mạch khi đến tháng. Điều này có thể là dấu hiệu của estrogen cao. Một lần nữa bạn nên gặp bác sĩ để kiểm hàm lượng hoóc môn trong cơ thể.

11. Mất ngủ cũng là vấn đề đáng chú ý

Điều này thường xảy ra nếu cơ thể bạn không có đủ progesterone. Progesterone giúp phụ nữ ngủ ngon hơn. Nếu bạn nghi ngờ lượng progesterone của mình thấp, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra thêm.

Theo Phununews.vn

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]