12 nguyên nhân gây trầm cảm

Có rất nhiều yếu tố gây bệnh trầm cảm. Chấn thương, đau buồn, khó khăn về tài chính và thất nghiệp chỉ là một trong số ít nguyên nhân. Sự thật, không có một lý do cụ thể nào gây ra căn bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, hãy xem xét một vài nguyên nhân ít được biết tới sau.

0

12 nguyên nhân gây trầm cảm

Có rất nhiều yếu tố gây bệnh trầm cảm. Chấn thương, đau buồn, khó khăn về tài chính và thất nghiệp chỉ là một trong số ít nguyên nhân. Sự thật, không có một lý do cụ thể nào gây ra căn bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, hãy xem xét một vài nguyên nhân ít được biết tới sau.

1. Thời điểm mùa hè

Trầm cảm theo mùa là hiện tượng phổ biến nhất. Thời tiết ấm áp sẽ làm cho bệnh trầm cảm phát sinh. Theo Alfred Lewy- giáo sư khoa tâm thần học Trường Đại học Y tế và Khoa học Oregon tại Portland, thay vì thức dậy và ngắm nhìn bình minh thì cơ thể lại phải trải qua một thời gian khó khăn để thích ứng. Nguyên nhân có thể là do sự mất cân bằng giữa các chất hóa học trong não bộ và hoocmon melatonin.

2. Hút thuốc lá

Hút thuốc lá từ lâu đã được coi là một trong những yếu tố gây trầm cảm, người có khuynh hướng mắc bệnh trầm cảm thường có thói quen hút thuốc lá hơn người bình thường.

Điều này có thể giải thích bản chất gây nghiện thuốc, và tâm trạng thất thường của người nghiện thuốc lá, cũng như giải thích lý do tại sao trầm cảm lại liên quan tới cai nghiện thuốc lá. Tránh hút thuốc lá có thể giúp cân bằng hóa chất trong não bộ.

3. Bệnh tuyến giáp

Khi tuyến giáp- tuyến có hình con bướm nằm ở trước cổ không tiết ra đủ hoocmon tuyến giáp thì được gọi là suy giáp, và trầm cảm là một trong những triệu chứng của suy giáp. Loại hoocmon này đảm nhận nhiều chức năng, nhưng chức năng chính của nó là hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh và điều hòa nồng độ serotonin.

Nếu bạn trải qua các triệu chứng trầm cảm, đặc biệt là cảm giác sợ lạnh, táo bón, và mệt mỏi thì việc kiểm tra tuyến giáp là điều cần thiết bởi căn bệnh này có thể chữa trị bằng thuốc.

4. Thói quen mất ngủ

Mất ngủ không những gây sự khó chịu mà cũng có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm.

5. Sử dụng dịch vụ mạng xã hội quá tải

Một vài nghiên cứu gần đây cho thấy việc dành quá nhiều thời gian để chat và lên các trang mạng xã hội là một trong những nguyên nhân gây trầm cảm, đặc biệt đối với thanh thiếu niên.

6. Kết thúc một chương trình giải trí

Khi một vài thứ quan trọng đi đến hồi kết như xem một chương trình truyền hình, một bộ phim, hay xây dựng một gia đình mới có thể gây trầm cảm ở một số người.

Vào năm 2009, một số người hâm mộ phim "Avatar" cảm thấy chán nản và thậm chí đã tự tử vì cảm thấy thế giới hư cấu của bộ phim là không có thực. Tình trạng này tương tự đối với phần kết của bộ phim "Harry Potter".

7. Nơi bạn sinh sống

Sống ở thành phố hay vùng nông thôn tốt hơn đã trở thành đề tài tranh luận của nhiều người. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người sống ở thành thị có nguy cơ rối loạn trí não cao hơn 39% so với những người sống ở vùng nông thôn.

Nghiên cứu vào năm 2011 được đăng tải trên Tạp chí Nature đã giải thích cho kết luận trên: Một phần não bộ của người dân thành thị phải hoạt động rất nhiều, mà phần não này lại đảm nhiệm vai trò điều chỉnh mức độ căng thẳng. Và kết quả, mức độ căng thẳng càng cao thì nguy cơ rối loạn tinh thần càng lớn.

8. Quá nhiều lựa chọn

Trong cuộc sống hàng ngày, con người phải đưa ra quá nhiều sự lựa chọn. Theo lời khuyên của các nhà tâm lý học, mọi người nên chọn những thứ đầu tiên có thể đáp ứng cho nhu cầu sống của mình.

Tuy nhiên, một số người giải quyết sự lựa chọn quá tải bằng cách làm tăng lên tối đa hoặc xem xét kỹ lưỡng sự lựa chọn của họ để tìm kiếm những điều tốt nhất. Nghiên cứu cho thấy cách giải quyết trên gắn liền với chủ nghĩa cầu toàn (hay thuyết hoàn hảo) và trầm cảm.

9. Thiếu cá trong bữa ăn

Hàm lượng acid chất béo omege-3 (có trong cá hồi và dầu thực vật) thấp trong khẩu phần ăn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Năm 2004, nghiên cứu tại Phần Lan đã khẳng định phụ nữ ăn ít cá sẽ tăng nguy cơ mắc trầm cảm, nhưng điều này lại không xảy ra ở nam giới.

10. Mối quan hệ không tốt với anh chị em ruột

Mặc dù mối quan hệ không tốt với bất cứ ai cũng có thể gây ra trầm cảm, nhưng nghiên cứu vào năm 2007 trên Tạp chí “Tâm thần học Mỹ” đã phát hiện, bất cứ ai không có mối quan hệ tốt với anh chị em ruột của mình trước độ tuổi 20 thì thời gian sau đó, họ thường có khả năng mắc phải trầm cảm trong cuộc sống hơn những người có quan hệ tốt với anh em ruột của mình.

11. Thuốc tránh thai

Giống như bất kỳ loại thuốc nào, thuốc tránh thai có thể gây tác dụng phụ. Thuốc uống tránh thai có chứa một phiên bản tổng hợp của hoocmon progesterone. Nghiên cứu cho thấy tính khí thất thường, trầm cảm và khó chịu là những hiện tượng phổ biến ở phụ nữ sử dụng progesterone tổng hợp.

Hilda Hutcherson- giáo sư lâm sàng sản khoa và phụ khoa tại Đại học Columbia ở New York (Mỹ) đã nói: “Sử dụng progesterone tổng hợp dẫn tới trầm cảm không phải xảy ra ở tất cả mọi người, nhưng nếu phụ nữ có tiền sử trầm cảm hoặc dễ bị trầm cảm thì họ dễ mắc phải các triệu chứng trầm cảm khi dùng thuốc tránh thai”.

12. Những đơn thuốc RX (thuốc kê đơn)

Rất nhiều loại thuốc có thể gây ra bệnh trầm cảm. Chẳng hạn, với bệnh mụn nang ở dạng nặng, bệnh nhân có thể sử dụng Accutane. Đây là loại thuốc có thể trị những loại mụn nang nghiêm trọng nhất chỉ sau mấy tuần.

Tuy nhiên, đối với một số người thì trầm cảm có thể được tạo ra từ tác dụng phụ của các loại thuốc chữa mất ngủ bao gồm Valium, Xanax, Lopressor để điều trị cao huyết áp; thuốc làm giảm cholesterol (trong đó có Lipitor và Premarin) để điều trị các triệu chứng mãn kinh. Do vậy, người sử dụng thuốc cần đọc kỹ những tác dụng phụ có thể xảy ra, và luôn tham khảo ý kiến bác sỹ.

Theo nongnghiep.vn

Theo nongnghiep.vn

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]