14 trường hợp không thể sinh thường mẹ bầu cần biết

Nhiều mẹ bầu mong muốn được đẻ thường để con khỏe mạnh và mẹ cũng nhanh phục hồi. Tuy nhiên, một số trường hợp mẹ bầu phải sinh mổ, không nên sinh thường.

0
  • 1

    Vị trí thai nhi không thuận

    Ngôi thai là tư thế của em bé so với cổ tử cung người mẹ. Khi chưa cận ngày sinh, ngôi của bé thường không cố định, có thể là ngôi đầu, mông hoặc ngang. Thông thường vị trí của thai nhi những tuần cuối thai kỳ là đầu quay xuống dưới, mặt úp vào phía trong bụng mẹ. Tuy nhiên nhiều bé đến tận ngày sinh vẫn không chịu quay đầu, thậm chí là ngôi thai ngang gây khó khăn cho quá trình sinh thường. Ngôi thai bất thường có thể là ngôi mông (lúc đó mông của bé áp vào cổ tử cung) hoặc ngôi ngang (vai hoặc lưng của bé áp vào cổ tử cung)...

    Đỡ đẻ ngôi ngược là việc khó, đòi hỏi thầy thuốc phải có kinh nghiệm. Ngay cả các thầy thuốc lành nghề cũng không ai dám đảm bảo không để xảy ra biến chứng đối với thai nhi. Vì vậy tại Việt Nam và các nước trên thế giới, các bác sĩ thường khuyên các bà mẹ thai ngôi ngược chấp nhận việc sinh mổ khi bắt đầu chuyển dạ.

    Đôi khi mẹ bầu buộc sinh mổ để bảo vệ an toàn của mẹ và bé

  • 2

    Thai nhi quá lớn

    Thai nhi quá mức cân nặng chuẩn sẽ rất khó để đi qua khung xương chậu của mẹ khi chào đời, đặc biệt với những em bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ. Theo các chuyên gia về sản khoa, trong trường hợp bình thường, trọng lượng của trẻ sơ sinh khoảng 3kg. Nhưng có không ít trường hợp hiện nay trẻ sơ sinh to lớn, mập mạp, trọng lượng cơ thể trên 4kg. Đây được gọi là hiện tượng trẻ to lớn trong thời kỳ thai nhi. Trong những trường hợp này, mẹ thường được chỉ định đẻ mổ, không thể sinh thường.

  • 3

    Tiền sản giật

    Tiền sản giật được coi là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất thai kỳ, với tần suất khoảng 5-8% thai kì. Hiện tượng này thường gặp ở những người sinh con đầu lòng. Một số nguyên nhân gây tăng nguy cơ tiền sản giật như:

    - Mang đa thai.

    - Mang thai con đầu lòng.

    - Bà bầu lớn tuổi (hơn 40 tuổi).

    - Có tiền sử tăng huyết áp trước đó (tăng huyết áp vô căn).

    - Bị đái tháo đường hoặc bệnh lý thận trước đó.

    - Thai kì trước đây bị tiền sản giật.

    - Tiền sản giật có vẻ liên quan đến di truyền và có tiền sử gia đình.

    - Bà bầu thiếu dinh dưỡng.

    - Bệnh lý răng miệng cũng được cho là có liên quan.

    - Thừa cân hoặc béo phì trong thai kì.

    Căn bệnh này thường khiến huyết áp của mẹ tăng cao và nếu không được kiểm soát sẽ gây cản trở việc cung cấp máu và oxy từ nhau thai đến em bé. Do đó, những trường hợp mẹ bị tiền sản giật nên được sinh mổ để đảm bảo an toàn.

    Các ca sinh đôi, sinh ba thường không thể sinh thường

  • 4

    Suy thai

    Trong phòng sinh nở, người mẹ sẽ thường xuyên được kiểm tra sức khỏe bởi các bác sĩ và đương nhiên họ sẽ theo dõi cả nhịp tim, sự chuyển động của em bé. Nếu trong quá trình theo dõi nhận thấy bất cứ điều bất thường gì như nhịp tim thấp thì rất có thể bé đang không nhận đủ oxy trong tử cung. Vấn đề này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

    Khi đó, các bác sĩ sẽ quyết định mổ lấy thai khẩn cấp để đảm bảo an toàn cho bé trong những trường hợp này. Ngoài ra, nếu nước ối được phát hiện có phân su thì cũng sẽ được chỉ định sinh mổ cấp cứu vì điều này có thể gây ô nhiễm nước ối. Nếu bé hít phải phân su có thể gây nguy hiểm cho phổi và hệ hô hấp.

  • 5

    Có dấu hiệu sinh non

    Nếu những cơn chuyển dạ diễn ra sớm trước 37 tuần thì thông thường thai nhi sẽ có một vấn đề bất thường nào đó và trường hợp này cũng sẽ được chỉ định đẻ mổ cấp cứu. Để nhận biết mình liệu có sinh non hay không, các mẹ có thể đặt câu hỏi:

    - Bạn có các cơn co thắt thường xuyên hoặc 10 phút một lần không?

    - Có chất lỏng màu nâu, hồng bị rò rỉ từ âm đạo của bạn không?

    - Bạn đang có cảm giác rằng em bé của bạn được đẩy xuống một cách "nhiệt tình”?

    - Bạn đau lưng vô cùng, đau đớn bởi những cơn đạp của con?

    - Chuột rút và tiêu chảy nhiều hơn bình thường?

    Đang có thai chưa đến 37 tuần mà đã gặp phải các cơn co thắt tử cung tối thiểu được 1 tiếng đồng hồ. Các cơn co thắt diễn ra đều đặn, mỗi 5 – 10 phút/lần, kéo dài 30 giây kèm theo các hiện tượng xuất huyết, vỡ ối, chuột rút, mở âm đạo… mẹ bầu cần sớm đến bệnh viện để khám. Thông thường, bác sĩ sẽ xử lý bằng cách để bà bầu nằm nghiêng bên trái nhằm tăng lưu lượng máu đến tử cung, yêu cầu nghỉ ngơi tuyệt đối để tránh nguy cơ giãn tử cung; kiểm tra toàn diện sức khỏe, xem trực tràng âm đạo, cổ tử cung có co bóp tốt không... trước khi tiến hành phẫu thuật (nếu cần).

    Những người có dấu hiệu sinh non, thiếu quá nhiều tháng phải sinh mổ

  • 6

    Sinh đôi, đa thai

    Phụ nữ mang thai đôi, đa có thể gặp khó khăn trong việc sinh thường. Vì vậy những trường hợp này thường được chỉ định sinh mổ. Với những ca sinh đôi còn có thể đẻ thường nhưng khi mang bâu 3-4 thai thường được chỉ định đẻ mổ trước ngày dự sinh để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Những mẹ mang thai đôi, đa thai thật khó có thể hoàn thành ước nguyện sinh thường.

  • 7

    U xơ tử cung

    Theo kết quả thống kê trên thế giới, cứ khoảng năm phụ nữ thì có một người bị u xơ tử cung. Tỷ lệ này còn cao hơn ở những phụ nữ đang độ tuổi sinh sản. Tuy căn bệnh này không nguy hiểm nếu được phát hiện sớm nhưng lại gây cản trở cho việc sinh nở tự nhiên. Dù thai kỳ có khỏe mạnh thì lựa chọn sinh mổ vẫn là sáng suốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

  • 8

    Nhau thai có vấn đề

    Trong nửa sau của thai kỳ, vài rắc rối có thể xảy đến với nhau thai. Một số trường hợp, nhau thai bị hỏng do nhiễm trùng hoặc những cục máu đông. Bất thường này có thể dẫn tới sảy thai, thai chậm phát triển, sinh non, ra máu nhiều khi chuyển dạ. Một số trường hợp, nhau thai bị tuột khỏi thành tử cung, bám quá chặt hoặc bám sai vị trí. Khi nhau thai nằm ở vị trí bất thường như nhau tiền đạo, nhau bong non, quá trình vượt cạn có thể làm cả hai mẹ con rơi vào tình trạng nguy hiểm. Do đó, những trường hợp nhau thai có vấn đề thường được bác sĩ khuyên sinh mổ.

  • 9

    Đã từng sinh mổ

    Với các mẹ sinh con lần hai hoặc ba, nếu lần trước là sinh mổ, mẹ thường được chỉ định tương tự cho lần này. Tuy nhiên, nếu khoảng thời gian sinh con lần trước và lần sau cách nhau đủ xa để vết mổ hoàn toàn hồi phục và sức khỏe mẹ đảm bảo an toàn, bác sĩ sẽ dựa vào điều kiện sức khỏe của mẹ để chỉ định sinh mổ hoặc chờ theo dõi xem mẹ có đủ sức vượt cạn tự nhiên hay không. Nhưng đa số các mẹ đã sinh mổ lần đầu đều phải sinh mổ các lần sau.

    Cổ tử cung của mẹ phải mở đủ rộng thì mẹ mới có thể sinh thường

  • 10

    Cổ tử cung không thể mở

    Cổ tử cung là bộ phận cửa ngõ của tử cung, nối buồng tử cung với âm đạo và có vai trò quan trọng trong thai kỳ và sinh nở. Trong suốt thời gian mang thai, cổ tử cung khép chặt và được khoá kín bởi nút nhầy, giữ cho buồng tử cung kín và vô trùng, bảo đảm cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

    Cổ tử cung trong quá trình chuyển dạ được đánh giá về độ mở (độ giãn) và độ xoá (độ dày thành cổ tử cung). Chẳng hạn, cổ tử cung mở 5cm (tức đã mở được một nửa, 10cm là mở hoàn toàn), xoá 75% (tức thành cổ tử cung chỉ còn mỏng 25% so với bình thường) và độ lọt ngôi thai là 0 (tức đầu bé đã xuống đến xương chậu của mẹ). Nhưng trong nhiều trường hợp, mức độ co rút tử cung của mẹ yếu, cổ tử cung không thể giãn nở đủ để bé đi ra nên sẽ phải sinh mổ.

  • 11

    Khung xương chậu của mẹ nhỏ

    Bình thường cổ tử cung sẽ được mở dễ dàng nhờ tác động thủy tĩnh khi màng ối chưa vỡ và nhờ áp lực trực tiếp của ngôi thai lên tử cung khi ối đã vỡ. Tuy nhiên, nếu các chị em bị hẹp khung xương chậu, khi đầu thai dừng ở eo trên, toàn bộ lực co tử cung sẽ tác động trực tiếp lên phần màng ối che trên tử cung và thường gây vỡ ối sớm. Khung xương chậu hẹp khiến nhiều chị em khó sinh và dễ gây nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm như say dây rốn, nhiễm trùng chu sinh, vỡ tử cung…

    Một số mẹ bầu có vóc dáng lùn với khung xương chậu quá nhỏ sẽ không đủ không gian để thai nhi chui qua đó nên sẽ được chỉ định đẻ mổ. Tuy nhiên, khung chậu hẹp có thể sinh thường được khi thai nhi nhẹ cân (<2500g) và="" ngôi="" thuận="" trên="" người="" chưa="" mổ="" lấy="" thai="" lần="">

  • 12

    Dị tật bẩm sinh

    Nếu thai nhi được chẩn đoán mắc một dị tật bẩm sinh, thai phụ cần được mổ để giúp giảm các biến chứng khác trong quá trình sinh. Mẹ có thể sớm được phát hiện kịp thời các dấu hiệu dị tật bẩm sinh ở thai nhi thông qua những xét nghiệm định kì trong những tháng thai sản. Chính vì vậy mà các bà mẹ trong giai đoạn thai kì cần luôn ghi nhớ làm đầy đủ các xét nghiệm và khám thai định kỳ. Mẹ bầu có thể tham khảo: 

  • 13

    Mẹ mắc bệnh nhiễm trùng

    Nếu người mẹ bị mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như HIV, herpes… thì các bác sĩ khuyên họ nên sinh mổ để tránh cho bé khỏi bị nhiễm trùng qua đường ống sinh.

  • 14

    Gặp các bệnh lý khác

    Ngoài ra, nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, bệnh cao huyết áp, u nang buồng trứng, bệnh thận... thì cũng nên cân nhắc chọn lựa phương pháp sinh mổ để tránh những rủi ro có thể gặp phải khi sinh nở.

    Để chuẩn bị chào đón bé yêu chào đời, chị em có thể thao khảo thêm các mẹ cần phải chuẩn bị.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]