15 bí kíp đối phó với bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn nguy hiểm gây hủy hoại khớp và một số bộ phận khác trong cơ thể.

15.6033

Sau đây là một số bí kíp hữu ích cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp:

1. Bảo vệ khớp

Nên bảo vệ khớp ngay cả khi chưa xuất hiện triệu chứng bệnh.

Ví dụ: Đẩy nhẹ chậu hoa thay vì nâng lên để di chuyển vị trí. Sử dụng vai để mở cửa thay vì chỉ dùng bàn tay. Giữ sách bằng lòng bàn tay chứ không phải chỉ bằng các ngón tay. 

2. Sử dụng liệu pháp nóng và lạnh

Biện pháp chườm giúp làm dịu các khớp và cơ

Chườm nóng hay lạnh 10-15 phút để làm dịu các khớp và cơ, giúp giảm đau khớp và cơ hiệu quả. Tuy nhiên, không nên lạm dụng mà nên hỏi ý kiến chuyên gia để biết cách sử dụng an toàn.

3. Sử dụng omega-3

Omega-3 là một axít béo có tác dụng chống viêm và có nhiều trong dầu cá. Việc bổ sung dầu cá đã được chứng minh là có lợi cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp nhằm giảm thiểu những nguy cơ về tim mạch.

4. Tập thể dục

Tập thể dục giúp cải thiện tâm trạng và hơn hết là giúp giảm đau. Có thể đi bộ, đạp xe, bơi 3 lần một tuần, mỗi lần 30 phút.

Lưu ý: 

Hỏi ý kiến bác sĩ về bài tập nào là an toàn cho bạn và biết được giới hạn luyện tập của bản thân.

Không tập luyện khi khớp đang bị viêm.

Nghỉ ngơi nếu thấy đau và có thể thay thế bằng công việc nhẹ nhàng hơn như làm vườn hoặc nấu ăn.

5. Không hút thuốc lá

Thuốc lá là một yếu tố làm tăng nguy cơ viêm khớp dạng thấp

Thói quen hút thuốc lá là một yếu tố làm tăng nguy cơ viêm khớp dạng thấp. Nó liên quan tới các triệu chứng và tổn thương khớp nặng hơn ở những bệnh nhân này.

6. Liệu pháp hành vi-nhận thức

Đây là một dạng của liệu pháp tâm lý nhằm giúp bệnh nhân thay đổi cách cư xử, suy nghĩ và hành động tích cực hơn. Tư vấn có thể giúp bạn đối phó với các căng thẳng khác của bệnh mãn tính.

7. Tập yoga

Yoga chú trọng đến việc kéo căng cơ thể, làm tăng sức dẻo dai cho khớp nên đã được Hiệp hội Viêm khớp khuyến cáo là có lợi cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.

8. Áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải

Một nghiên cứu năm 2003 tại Thụy Điển cho thấy, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp thực hiện chế độ ăn Địa Trung Hải giàu trái cây, rau củ, ngũ cốc, đậu và dầu ôliu trong 3 tháng đã có những cải thiện về chức năng và sức bền thể chất.

Việc tăng cường trái cây và rau củ vào khẩu phần ăn rất tốt cho sức khỏe.

9. Kéo giãn cơ thể

Nên khởi động khớp bằng cách tắm và kéo giãn cơ thể

Ngay cả một người bình thường cũng nên kéo giãn khớp mỗi ngày. Với bệnh nhân viêm khớp dạng thấp thường có hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng. Do đó, nên khởi động khớp bằng cách tắm và kéo giãn cơ thể.

10. Đừng lo lắng về rượu

Nghiên cứu cho thấy một điều thú vị là những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có uống rượu ít xuất hiện những triệu chứng nặng hơn những người khác.

11. Luyện tập thể chất và tinh thần

Phương pháp này bao gồm: ngồi thiền, phản hồi sinh học, tập thở và thư giãn theo hướng dẫn. Những bài tập như Yoga, khí công và dưỡng sinh giúp tập trung tinh thần nhằm giảm đau, tăng cường sức cơ và sự dẻo dai cho cơ thể.

12. Thể thao dưới nước

Các môn thể thao này giúp tăng sự dẻo dai mà lại ít gây áp lực lên khớp hơn các môn thể thao trên cạn.

13. Ăn chay

Ăn chay giúp cải thiện những triệu chứng của viêm khớp dạng thấp

Một nghiên cứu cho thấy việc ăn chay có thể giúp cải thiện những triệu chứng của viêm khớp dạng thấp như giảm đau khớp, cứng khớp vào buổi sáng và tăng sức bền. Nên tăng cường những thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa như đậu xanh, bông cải xanh.

14. Tìm sự chia sẻ

Tìm kiếm người để giúp đỡ và chia sẻ cảm xúc. Gặp gỡ những bệnh nhân khác để chia sẻ kinh nghiệm về bệnh viêm khớp dạng thấp có thể tạo ra sự thay đổi lớn về thể chất và tinh thần cho người bệnh.

15. Nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi giúp thư giãn đầu óc, giảm đau khớp, giảm mệt mỏi. Tuy nhiên, không nên nghỉ ngơi quá nhiều bởi vì lối sống ít vận động cũng không tốt cho cơ thể. Tốt nhất là nên nghỉ ngơi xen lẫn vận động.

>>> Xem thêm: 

Ảnh minh họa: Internet

Ánh Minh (health)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]