16 điều nên làm khi đi thăm bà đẻ

Bạn đang có kế hoạch đi thăm sản phụ, hãy đọc kĩ những lời khuyên dưới đây trước khi đi để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh mà cũng không làm mất lòng gia chủ.

15.5841

 

 

 

Không hút thuốc

Khói thuốc lá hoặc mùi khói thuốc sẽ gây khó chịu cho chính em bé và mẹ mới sinh cũng như gây ra mùi khó chịu dù bạn đã đi ra khỏi phòng.

Bên cạnh đó, thuốc lá sẽ rất độc hại cho cả mẹ và bé.

Không uống trà, nước nóng trong phòng

Khi bạn uống một ly trà hoặc nước nóng trong phòng sẽ khiến cho bà đẻ cảm giác con sẽ không được an toàn nếu chỉ 1 giọt nước nhỏ vào người bé.

Vì vậy bạn cần chú ý tránh hành động này.

Đừng đưa con bạn đi cùng

Mặc dù bình thường cô ấy rất yêu quý con bạn, nhưng khi đi thăm cô ấy sinh, bạn đừng nên dắt theo con mình. Hãy để em bé mới sinh trở thành “trung tâm vũ trụ”.

Hơn nữa, trẻ con hiếu động, bạn có chắc con bạn không quá khích đến nỗi làm ồn ào hoặc làm cô ấy đau?

Chưa kể con bạn có thể đang bị nhiễm một loại bệnh nào đó hoặc các loại vi trùng, vi khuẩn; mà em bé sơ sinh thì rất dễ nhiễm bệnh. Cô ấy chắc chắn không muốn một nụ hôn từ người bạn nhỏ sẽ khiến em bé lây bệnh.Ngồi quá lâu

Bạn cần biết rằng sản phụ sau sinh rất đau đớn, mệt mỏi cần nhiều thời gian nghỉ ngơi và họ còn phải hút sữa, cho con bú, vệ sinh cá nhân… vì vậy khi đến thăm, bạn không nên ngồi quá lâu, làm phiền đến bà đẻ.

Hãy giữ sạch sẽ

Khi đến thăm em bé sơ sinh, hãy rửa sạch tay trước khi bế bé lên.

Một người mẹ kỹ tính sẽ thay quần áo, rửa mặt và tay chân mỗi khi đi từ ngoài đường về và muốn ôm ấp con.

Thành ra nếu bạn cũng mới đi từ ngoài đường đầy bụi bặm vào thăm bé, thì không nên bồng bế. Nhắc lại một lần nữa: bé sơ sinh rất nhạy cảm với vi khuẩn và vi trùng, bé rất dễ bị ốm, mà trẻ sơ sinh ốm thì vô cùng khổ sở.

Đừng đánh thức em bé

Đây thực sự là một hành động rất vô duyên và nhiền sản phụ cảm thấy khó chịu bởi bạn cần biết trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian để ngủ để phát triển.

Việc bị đánh thức có thể khiến em bé quấy khóc và làm sản phụ mệt mỏi để ăm bế bé.

Bạn đang ốm thì đừng đi thăm

Bạn không thể nói trước được tình hình sức khỏe của mình, vì vậy nếu bạn đang bị cảm, ốm hoặc mắc bất cứ bệnh gì, hãy hoãn cuộc đến thăm. Trẻ sơ sinh sức đề kháng đang yếu nên rất dễ nhiễm bệnh.

Nếu gia đình chưa cho phép, bạn không được bế em bé

Mặc dù bạn rất muốn bế một em bé sơ sinh nhưng hãy kiên nhẫn chờ đợi người nhà hoặc sản phụ bế bé lên và trao cho bạn. Thực tế là rất nhiều sản phụ không hề muốn người khác bế con mình hoặc có thể là lúc bé đang ngủ và họ không muốn bất cứ ai làm phiền đến bé.

Tuyệt đối không được hôn em bé

Đây là việc làm cấm kỵ cho dù sản phụ và gia đình có cho phép hay không. Đã từng có những vụ việc bé sơ sinh chết chỉ vì bị người lớn hôn, gây nhiễm bệnh cho các bé. Vì vậy, bạn tuyệt đối không được làm việc này khi bế bé.

Nếu em bé khóc hãy trao trả lại cho bố mẹ

Khi bé khóc, việc cần làm là hãy giao lại cho mẹ hoặc người nhà của bé. Rất có thể em bé đang đói hoặc vừa tè, ị và cần được ăn hoặc thay tã, bỉm. Bố mẹ và những người trực tiếp chăm sóc bé sẽ biết bé khóc vì lý do gì và nhờ đó em bé cũng sẽ nín nhanh hơn.

Không cần dọn dẹp trước khi về

Nhà có em bé mới chào đời sẽ rất bận rộn, vì vậy trước khi về, bạn nên dọn dẹp những tờ giấy bọc quà hay cốc uống nước… để không làm phiền đến sản phụ.

Hãy quay đi chỗ khác khi sản phụ cho con bú

Cho con bú khi mới sinh là việc khá khó khăn và cũng rất tế nhị và chắc chắn không ai muốn bị nhìn chằm chằm khi họ đang làm việc này. Hãy đừng trò chuyện về việc cho con bú, chuyển sang nói chuyện cùng với người nhà của sản phụ là việc lịch sự mà bạn nên làm.

Đừng bắt cô ấy kể về hành trình sinh nở

Bởi vì sao bạn biết không: có thể cô ấy đã kể câu chuyện vượt cạn của mình cả trăm lần rồi, với cả trăm người đến thăm trước đó.

Nói nhiều khiến người mẹ mới sinh bị đau họng, có thể sẽ ho, mà mỗi cơn ho thắt ruột sẽ khiến cô ấy đau đớn ở vết mổ/vết rạch tầng sinh môn. Nếu bạn muốn biết về hành trình sinh nở của cô ấy, hãy hỏi vào dịp khác, khi cô ấy đã khỏe hơn.

Không đăng tải câu chuyện của cô ấy lên mạng

Xin đừng đưa hình ảnh em bé, hoặc người mẹ, hay câu chuyện sinh nở, các thông tin phòng sinh của cô ấy lên mạng, bởi vì cô ấy có thể tự làm điều đó nếu cô ấy muốn, còn nếu cô ấy không đăng nghĩa là cô ấy không muốn. Sinh nở là một chuyện tế nhị, nên bạn phải hành xử tế nhị với người mẹ mới sinh.

Chỉ nên đưa ra lời khuyên khi được hỏi

Bạn có thể là một nữ hộ sinh. Bạn có thể dày dặn kinh nghiệm nuôi con. Bạn có thể có một tiến sĩ về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh... Nhưng cô ấy không quan tâm. Khi đã là mẹ, đồng thời cô ấy cũng là chuyên gia về em bé của cô ấy rồi, và cô ấy sẽ không vui nếu có bất cứ lời khuyên bảo dạy dỗ nào về cách chăm con. Hoặc tệ hơn, cô ấy sẽ nghĩ mình không đủ năng lực của một người mẹ nếu bạn đưa ra nhiều lời khuyên bảo. Hãy chỉ nói khi cô ấy hỏi, đó là cách tốt nhất.

Đừng hỏi về đứa con kế tiếp

Cô ấy đang trải qua cơn đau dai dẳng âm ỉ sau khi sinh con, và đang bỡ ngỡ với đứa con mới sinh, thành ra đừng bao giờ đến thăm người mới sinh và hỏi “khi nào sinh đứa nữa”. Có lẽ bất cứ người mẹ nào cũng hểu được tâm trạng khủng hoảng sau sinh và nuôi con mọn, việc có thêm con lúc này là điên rồ.

Hãy nói trông cô ấy thật tuyệt

Cô ấy trông thật tả tơi và mệt mỏi, đau đớn, xanh xao… dĩ nhiên là thế. Nhưng cô ấy đã sinh hạ được một thiên thần đáng yêu đúng không, thế thì rõ ràng là cô ấy thật tuyệt vời, dũng cảm và giỏi quá đi. Bạn hãy nói với người mẹ mới sinh những điều tích cực để cô ấy quên đi mệt mỏi và đau đớn mà cô ấy vừa trải qua. Hãy nói những điều vui vẻ và tích cực để làm phấn chấn tinh thần người mẹ.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Xem thêm video:

 

 

 

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]