16 món đồ, thực phẩm không được cho vào lò vi sóng

Để đảm bảo an toàn cho lò vi sóng và người sử dụng, nhớ đừng cho những đồ vật, thực phẩm dưới đây vào lò vì chúng có thể làm hỏng, thậm chí gây cháy nổ.

0

 

 

 

1. Trứng

Khi quay, khí nóng trong quả trứng không có chỗ thoát nên sẽ gây ra hiện tượng trứng nổ.

2. Nho tươi

Nho không chịu được nhiệt trong lò, do đó khi gặp nhiệt có thể sinh ra lửa, gây cháy nổ.

3. Nho khô


Nho và hạt nho khi gặp nhiệt sẽ sinh ra khói có thể gây cháy nổ trong lò vi sóng, rất nguy hiểm.

4. Thức ăn trong hộp nhựa

Nhiều người có thói quen đựng đồ ăn trong hộp nhựa rồi mang ra quay lại. Tuy nhiên, một số chất độc hại từ hộp nhựa khi gặp nhiệt độ cao sẽ phả ra và ám vào thức ăn. Do đó, các bạn lưu ý chỉ nên dùng hộp nhựa được nhà sản xuất ghi là dùng cho lò vi sóng.

5. Các loại hộp đựng sữa chua, bơ hoặc kem

Những loại hộp này không chịu được nhiệt độ cao dẫn đến việc chúng sẽ chảy hoặc cong khi quay trong lò. Nguy hiểm hơn, chúng sẽ thải ra những chất độc hại rồi ngấm vào đồ ăn.

6. Bình nước cách nhiệt

Hãy từ bỏ thói quen hâm trà, cà phê để trong bình nước cách nhiệt bằng lò vi sóng bởi loại bình này sẽ ngăn nhiệt tiếp xúc với nước trong bình và gây hại cho lò vi sóng.

7. Thực phẩm cuộn giấy bạc


Bạn có ý tưởng làm món nướng cuộn giấy bạc? Tuyệt đối đừng bỏ chúng vào lò vi

8. Hộp xốp

Các loại hộp xốp cũng là một dạng từ nhựa tổng hợp, khi tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ biến dạng, gây hại cho thiết bị vi sóng.

9. Túi giấy nâu

Thậm chí cả túi bằng giấy (giấy nâu dùng gói hàng hoá) bạn cũng tuyệt đối không nên cho vào lò vi sóng.

10. Ớt khô

Khi quay ớt khô trong lò vi sóng, hãy xác định rằng khi mở nắp lò cũng là lúc hơi cay xộc ra xâm phạm tới cả mắt và miệng. Chính vì vậy, hãy cân nhắc kỹ việc bỏ ớt khô vào lò để sấy nhé.

11. Nước sốt

Hâm nóng nước sốt cũng là một điều chúng ta hay làm, nhưng tuyệt đối không nên thực hiện trong lò vi sóng, kết quả sẽ là một mớ hỗn độn trong chiếc lò của bạn.

12. Không bỏ gì vào lò

Nếu chẳng may bạn quên không bỏ gì vào lò và nhấn nút? Lúc này nguyên tắc hoạt động sẽ thiếu các phân tử nước làm cho máy móc nhanh chóng bị ảnh hưởng và sớm hư hỏng.

13.Thịt gần chín

Không được đưa thịt gần chín vào gia nhiệt tiếp. Bởi lẽ thịt gần chín (thịt tái) vẫn còn vi khuẩn gây bệnh, cho dù có bảo quản trong tủ lạnh vi khuẩn vẫn sinh sôi, dẫu có gia nhiệt bằng lò vi sóng cũng không diệt hết được vi khuẩn.

14. Túi ni-lông

Mọi người thường dùng túi ni-long để trực tiếp bao gói thực phẩm. Trong quá trình gia nhiệt, tốt nhất là không để túi ni-lông dính trực tiếp vào thực phẩm mà phải để thực phẩm vào bát sau đó bọc kín bằng túi ni-lông hoặc đậy bằng đồ thủy tinh hoặc sành sứ lên miệng bát. Làm như vậy sẽ giữ kín được hơi, khiến việc gia nhiệt tản đều. Trước khi lấy thức ăn ra hãy chọc rách màng ni-lông bảo quản để khỏi dính vào thức ăn.

15. Sữa mẹ

Lợi ích cốt lõi của việc dùng sữa mẹ là để cho trẻ có thể hấp thu những chất kháng khuẩn mạnh mẽ vốn có trong sữa mẹ. Tạp chí Pediatrics đã làm thí nghiệm trên 22 mẫu sữa mẹ đông lạnh và được hâm lại bằng lò vi sóng ở nhiệt độ thấp hoặc cao và nhận thấy rằng, ở sữa mẹ được hâm lại, vi khuẩn E-coli phát triển rất nhiều.

16. Bông cải xanh (súp lơ xanh)

Bất kỳ hình thức nấu nào cũng sẽ phá hủy một vài dưỡng chất trong thực phẩm. Hấp là hình thức nấu ăn nhẹ nhàng nhất mà cũng làm mất khoảng 11% lượng chất chống ôxy hóa trong bông cải xanh. Luộc bông cải xanh bằng lò vi sóng có thể làm mất đến 97% các chất ôxy hóa có lợi chứa trong nó.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video được xem nhiều nhất: 

 

 

 

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]