2 tốt hơn 1?

Tư duy quản trị doanh nghiệp chưa phát triển đến mức người ta nhận ra rằng việc có 2 quản lý cao cấp cùng chia sẻ công việc sẽ mang lại hiệu quả lớn cho doanh nghiệp.

15.5827

Tư duy quản trị doanh nghiệp chưa phát triển đến mức người ta nhận ra rằng việc có 2 quản lý cao cấp cùng chia sẻ công việc sẽ mang lại hiệu quả lớn cho doanh nghiệp.
Goldman Sachs thường bác bỏ đi ý tưởng này thế nhưng hiện người ta đang chú ý đến việc ai sẽ thay thế Lloyd Blankfein trong vai trò giám đốc điều hành.

Goldman Sachs, trong tuần qua công bố doanh thu quý 1/2011 giảm 7%, hiện đủ mạnh bất chấp thông tin Lloyd Blankfein sẽ từ bỏ quyền kiểm soát trong 1 hoặc 2 năm tới.

Gary Cohn, người đang giữ chức Chủ tịch Goldman Sachs, sẽ có thể đảm nhiệm vị trí này. Hiện nay, không còn nghi ngờ gì nữa, Goldman Sachs sẽ chịu sự điều hành của duy nhất một người, Goldman Sachs đã bỏ đi hoạt động chia sẻ quyền lực tại vị trí đứng đầu. Goldman Sachs, trước đây từng hoạt động theo hình thức chia sẻ quyền lực, nay đã chuyển sang hoạt động theo hình thức “quân chủ”.

Điều này thật đáng xấu hổ ngay cả thậm chí nếu như không thực sự thực tế nếu người ta mong muốn CEO của các công ty đại chúng chia sẻ quyền lực với ai đó. Họ nói rất hay về tầm quan trọng của làm việc theo nhóm và hợp tác tuy nhiên họ yêu cầu nhân viên hoàn toàn phải tuân thủ mệnh lệnh của mình.

Ông Bill McDermott và Jim Hagemann Snabe, đồng Giám đốc điều hành tại SAP, công ty phần mềm của Đức, trong bài phỏng vấn với FT trong tuần này đã chứng minh rằng họ có thể hợp tác với nhau. Ông Jim Balsillie và Mike Lazaridis cùng làm đồng giám đốc điều hành tại RIM, hãng sản xuất điện thoại BlackBerry. Ngoài ra còn vài ví dụ khác.

Chỉ trong những công ty hợp danh nhỏ và công ty gia đình, người ta mới có thể thấy quyền lực tại các vị trí chủ chốt được chia sẻ. Ông Pietro Ferrero, con trai người sáng lập ra hãng kẹo socola Ý, cùng giữ vị trí CEO tại Giovanni cùng với anh trai mình cho đến khi ông mất trong một tai nạn vào tuần này. Một số công ty hợp doanh như Freshfields Bruckhaus Deringer cũng đã bỏ đi chế độ có 2 điều hành cao cấp.

Lợi ích của hoạt động chia sẻ quyền lực khá tinh tế và đến trong dài hạn trong khi nhược điểm có thể nhìn rõ ngay trước mắt. Rất ít giám đốc điều hành phấn đấu đi lên trong doanh nghiệp lại muốn phải ràng buộc vào một ai đó và cũng ít ban điều hành muốn mạo hiểm với việc chức năng doanh nghiệp hoạt động kém và các cuộc đấu tranh nội bộ. Tuy nhiên, cần phải kiên nhẫn hơn.

Không nhiều người khuyên ban điều hành các công ty đại chúng thử nghiệm với mô hình này. Ông John Wood, Phó chủ tịch công ty chuyên săn đầu người Heidrick & Struggles, nhận xét: “Mô hình quản lý này không điển hình bởi một lý do nó cần nhiều trường hợp thử nghiệm để trở nên hợp lý. Hiện không có nhiều câu chuyện thành công và khá nhiều trường hợp thất bại.”

Ông Sandy Weill và John Reed từng cùng làm giám đốc điều hành tại Citigroup trong khoảng thời gian ngắn sau khi tập đoàn ngân hàng mới hình thành sau vụ sáp nhập. Tuy nhiên, lãnh đạo theo cách này ở thời điểm đó chỉ mang đến toàn thất bại. Sự cạnh tranh giữa 2 giám đốc điều hành này căng thẳng đến nỗi họ phải ra ban giám đốc phân xử xem họ chọn ai làm điều hành duy nhất.

Ban điều hành đánh giá cao trách nhiệm giải trình và tốc độ đưa ra quyết định của các giám đốc điều hành và lo ngại các yếu tố trên sẽ không phát huy được tác dụng nếu có 2 người điều hành. Không chỉ có vậy, những người có hoài bão và đủ động lực để trở thành CEO thường đủ mạnh mẽ và tự tin nếu họ có mắc lỗi. Và việc luôn phải kiểm tra cùng với ai đó thật khó cho họ.

Khi hoạt động chia sẻ quyền lực phát huy tác dụng, trong đó bao gồm cả phân chia về chức năng (tại cả SAP và RIM), chuyên gia về công nghệ cùng hợp tác với chuyên gia chịu trách nhiệm về kinh doanh và điều hành.

Phần lớn các công ty tin rằng họ có thể tạo ra được sự cân bằng như vậy với một giám đốc điều hành báo cáo công việc cho một giám đốc điều hành khác, cấu trúc này hoạt động tốt tại Apple.

Điểm trái ngược của tất cả các quan điểm trên ở chỗ các công ty thường có giai đoạn sáng tạo và tăng trưởng khi hoạt động dưới hình thức công ty hợp danh trong những ngày đầu. Điều này đúng với cả công ty dịch vụ tài chính hay tập đoàn công nghệ như Google nơi Larry Page đã trở lại làm CEO trong nỗ lực lấy lại tinh thần của giai đoạn khởi đầu với Sergey Brin.

Bao lâu nay Goldman Sachs được điều hành bởi 2 quản lý cao cấp, ban đầu là John Whitehead và John Weinberg, sau đó đến Stephen Friedman và Robert Rubin trước khi trở thành công ty đại chúng.

Có những lý do hợp lý đằng sau việc chia sẻ nhiệm vụ. Các giám đốc điều hành thường bị cô lập và không thể thu thập đủ thông tin để đưa ra quyết định tốt và tin rằng mọi thứ họ làm đều đúng.

Một giám đốc điều hành đã từng có kinh nghiệm điều hành cũng như đồng điều hành nói: “Ở vị trí điều hành duy nhất, người điều hành rất cô đơn.” Khi một giám đốc điều hành có quan hệ tốt với một chủ tịch không đảm nhiệm việc điều hành, điều đó sẽ có tác dụng thế nhưng nhiều giám đốc điều hành vẫn quá độc đoán.

Ông Rubin, người chứng kiến quá trình tranh cãi giữa ông Weilll và Reed tại Citigroup, chỉ ra: “Cấu trúc này sẽ phát huy tác dụng, điều này hiếm khi xảy ra, lợi ích sẽ rất lớn. Thế nhưng khi khó khăn đến, việc có một người cùng cấp giải quyết công việc giúp giảm đi cảm giác cô đơn.”

Hoạt động chia sẻ quyền lực có thể không phổ biến lắm với nhiều công ty thế nhưng khi nó phát huy tác dụng, nó sẽ mang lại lợi ích thực sự và lâu dài. Quan điểm về quản trị doanh nghiệp của chúng ta cho đến nay rất tiếc chưa đạt đến mức độ đó.

Nguồn Cafe F
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]