24 lời khuyên cho việc nuôi con bằng sữa mẹ (Phần 3)

Thực tế có rất nhiều kỹ thuật đã được kiểm định theo thời gian trong việc làm sao để cải thiện luợng sữa mẹ hay giải quyết việc tắc tuyến sữa và nhiều vấn đề liên quan khác. Cùng xem các bà mẹ đã phải đối mặt và vượt qua một số thách thức phổ biến nhất khi nuôi con bằng sữa mẹ như thế nào nhé.

15.5953

17. Đối với núm vú bị khô và gây đau, bạn không cần sử dụng các loại thuốc bôi đắt tiền, thử nặn một ít sữa, bôi đều bề mặt núm vú sau khi cho con bú xem tình trạng khô và nứt núm vú có cải thiện không nhé.

18. Trong những giai đoạn đầu, nếu thường xuyên bị tắc ống dẫn sữa, khi bạn cảm thấy cương sữa, nên xoa bóp vú trước khi cho bú và chườm nước nóng trong quá trình cho bú cũng như sau khi bé bú xong và có thể uống thêm thuốc ibuprofen. Thường sau ba hoặc ban lần làm như vậy, tình hình sẽ được cải thiện.

19. “Khi nuôi con bằng sữa mẹ thì điều khó khăn nhất chính là thời gian và thân hình của mẹ. Thời gian dành cho bản thân sẽ ít đi, bạn cần ăn uống nhiều hơn để có sữa cho con bú và vì vậy sẽ ảnh hưởng đến cân nặng của bạn. Khi bạn căng thẳng, nên nghĩ đến con và động viên mình “mọi việc rồi sẽ ổn”” – Trang Thanh, 30 tuổi, Hà Nội

Nếu bạn gặp rắc rối khi cho con bú, hãy gọi ngay cho bác sĩ để được tư vấn

20. “Bạn nên chuẩn bị và để tất cả những thứ cần thiết mà bạn có thể tranh thủ làm khi cho bé bú vào một cái rổ hay túi nhỏ rồi đặt nó ở vị trí thuận tiện cho bạn có thể lấy khi cần, như một ít kẹo bánh, một vài thứ để đọc, đồ cắt móng tay cho bé, bạn có thể tranh thủ làm khi bé ngủ gật trong lúc bú, một mẩu giấy và bút để ghi chép lại tất cả những điều bạn chợt nhớ ra hay muốn làm sau đó, nếu không bạn lại quên, điện thoại di động, thuốc bôi khi núm vú bị đau và một cái khăn sạch…”, chia sẻ của mẹ Hoài An, Hóc Môn, TP.HCM.

21. Vĩnh Phúc, nhân viên văn phòng có con nhỏ tại TP.HCM, tâm sự: “Với những bà mẹ vừa đi làm vừa cho con bú, khi vắt sữa để dành cho bé bú, bạn cần ở trong tâm trạng thoải mái, nếu không lượng sữa và thời gian vắt sữa sẽ bị ảnh hưởng. Bình thường bạn có thể vắt được 30ml sữa/ 10 – 15 phút, tuy nhiên nếu ngày nào tâm trạng không vui, lượng sữa bạn vắt được chắc chắn sẽ ít hơn và vì vậy bạn sẽ cần nhiều thời gian hơn để vắt, rồi bạn lại căng thẳng do vừa sợ trễ giờ làm, vừa lo không đủ sữa cho bé bú ở nhà… và sữa của bạn lại càng ít hơn. Một vòng luẩn quẩn! Vì thế, nên nhờ người thân hỗ trợ và hạn chế cảm xúc tiêu cực khi bạn cho bé bú hay vắt sữa.”

22. “Khi con bị mắc tật líu lưỡi, về mặt y khoa thì không vấn đề gì, nhưng khi bạn cho bé bú, thay vì ngậm và bú thì bé lại ngậm và nhai núm vú của bạn để lấy sữa do lưỡi của bé không thể mở rộng, đẩy lưỡi đủ xa để hút sữa. Vì thế, vô tình bé sẽ làm tổn thương núm vú của bạn khá nghiêm trọng. Bạn nên trao đổi với bác sĩ nhi khoa để được tư vấn thêm về tình trạng cải thiện.” – Bác sĩ Hoa, khoa sản bệnh viện tỉnh Quảng Ngãi, chia sẻ.

23. “Trong trường hợp núm vú của bạn có thể lớn so với miệng của bé, bạn thử bóp núm vú rồi cho vào miệng bé như cách bạn ép chặt bánh hambuger trước khi ăn. Cách này có thể giúp bé ngậm được núm vú dễ dàng hơn.” – Thanh Nhung, 27 tuổi, Vũng Tàu.

24. Cuối cùng, bạn không nên quá lo lắng khi quyết định nuôi con bằng sữa mẹ. Các vấn đề nêu trên chỉ với mong muốn giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về những sự cố có thể gặp khi bạn cho con bú và như bạn thấy, mọi vấn đề đều có thể được giải quyết một cách nhẹ nhàng. Chắc chắn có người sẽ không gặp bất kỳ một trở ngại nào khi cho con bú và biết đâu, bạn cũng thế.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]