26 năm cắm bản ở tộc người có nguy cơ tuyệt chủng

30km không phải xa lắm nhưng phải mất nửa ngày đường băng qua năm dãy đá vôi, chèo thuyền-thực chất là phao cứu sinh, qua ba hung nước sâu, thầy giáo Hướng mới đem được cái chữ vào đến bản Rục.

15.6083

26 năm cắm bản ở tộc người có nguy cơ tuyệt chủng

30km không phải xa lắm nhưng phải mất nửa ngày đường băng qua năm dãy đá vôi, chèo thuyền-thực chất là phao cứu sinh, qua ba hung nước sâu, thầy giáo Hướng mới đem được cái chữ vào đến bản Rục.

Hơn nửa đời băng rừng cắm bản

Tộc người Rục được bộ đội biên phòng phát hiện vào cuối năm 1959 trong hang sâu tại vùng hang động Phong Nha - Kẻ Bàng, thuộc xã Thượng Hóa huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình. Đây là tộc người có tập quán sinh hoạt rất lạc hậu, quen ở hang sâu, săn bắt, hái lượm.

Trước khi được vận động từ rừng về, người Rục sinh sống trong hang đá, trẻ con đu dây rừng, phụ nữ để ngực trần, váy quấn bằng vải, giữ con đằng trước bằng vải buộc chéo qua vai, lấy lửa bằng hai viên đá và bùi nhùi, săn bắn bằng ná, nỏ, sử dụng rìu để chặt gỗ, lấy nước và thức ăn từ gốc cây rừng…

Các thầy cô của trường tiểu học Thượng Hóa qua song bằng phao cứu sinh.

Hơn nửa đời cắm bản, thầy Hướng không nhớ hết có bao nhiêu lần băng rừng, vượt suối, có những ngày nước lũ chia cắt không thể ra ngoài bản, thiếu gạo, nhớ cơm, nhớ và lo cho vợ con 4 -5 tháng trời. Mỗi lần ra hay vào bản là phải đi mất cả ngày trời. Có lần bị ngã từ cây cầu độc mộc xuống khe núi, bất tỉnh nếu không được một người bán hàng rong phát hiện đưa lên thì...

26 năm dạy chữ cho đồng bào cũng là 26 năm thầy Hướng gắn bó máu thịt với mảnh đất này. Vì ơn nghĩa với đồng bào mà khi phòng giáo dục có ý định chuyển thầy về trường tiểu học gần nhà, nhưng thầy tự nguyện ở lại bản Rục.

Giờ đã có đường mới vào bản, nhưng mỗi khi lũ về con đường lại chìm dước dòng lũ, lúc đó chỉ bơi mới qua được bờ bên kia. Có lần lũ về chia cắt gần 2 tháng trời, thầy Hướng liều mình bơi qua dòng hung nước để lấy gạo ăn. Khi đến giữa dòng thì chuột rút và bị nước cuốn đi, suýt chết đuối nếu không được mọi người cứu kịp.

Gần đây nhất vào ngày 31 tháng 10, chẩn bị cho lần vào Bản, mưa lũ đã cuốn mất con đường duy nhất để vào bản, Thầy Hướng và các thầy cô khác phải đi phao qua sông. Giữa dòng nước thì phao bị lật. Các thầy cô chỉ bơi kịp vào bờ còn lương thực, thực phẩm bị nước cuốn trôi hết.

Thầy Hướng vui chơi cùng các em học sinh

Vợ thầy hiểu được tâm nguyện của thầy nên cũng hy sinh quyền lợi cá nhân để ủng hộ chồng cắm bản: “Ban đầu, tôi cũng vận động nhà tôi dạy ở bản vài năm rồi về gần nhà dạy, vì nhà cũng neo người, con cái lại còn nhỏ. Đến năm 2005, khi phòng Giáo dục cho chuyển về trường Tiểu học Yên Hóa cách nhà khoảng 1km mà chồng tôi từ chối. Lần ấy tôi phản ứng ghê lắm, hai vợ chồng giận nhau mấy tháng trời. Nhưng ông ấy cũng tâm lý, mỗi lần về thăm nhà lại thủ thỉ với tôi tâm nguyện cắm bản của mình. Sau những lần theo ông ấy vào bản, tôi hiểu chồng mình hơn, thương ông ấy và thương đồng bào hơn…”.

Còn đồng bào Rục, họ từ lâu đã không coi thầy là người ngoài, mà là người của bản. Thậm chí, “nếu không có thầy Hướng, sẽ không có con cái nhà nào đến lớp học cái chữ nữa”, anh Cao Thanh Biên - Chủ tịch xã Thượng Hóa nói nhắc lại lời già Cao Thu ở bản Ón để thể hiện sự thương yêu và biết ơn của bản làng Rục với người thầy đã dành nửa cuộc đời vì họ. Riêng với anh Biên, “mặc dù không phải là người trong xã, nhưng thầy Hướng là người có đóng góp rất lớn không chỉ trong phong trào giáo dục của xã Thượng Hóa, mà còn là người đồng hành đáng trân trọng và tin cậy của đồng bào Rục trong quá trình xóa mùa chữ, hòa nhập với cộng đồng. Thầy Hướng là niềm tự hào của xã Thượng Hóa!”

Bản Rục xưa và nay

Trong hơn 50 năm, người Rục đã làm một cuộc hành trình về với cộng đồng. Về với bản Rục từ năm 1984, thời gian đầu điều kiện còn khó khăn, thầy Hướng phải tự học tiếng của đồng bào, tự tay dựng lớp học và vận động đồng bào đến lớp để dạy cho cái chữ.

Những năm đầu vào với bản Rục, thầy Hướng còn nhiều lần cùng bộ đội biên phòng tổ chức những chuyến đi vào rừng sâu tìm kiếm và vận động các hộ gia đình ra bản sinh sống. Cách đây mấy tuần, hai hộ gia đình cuối cùng còn sống trong rừng đã được thầy Hướng cùng bộ đội biên phòng vận động về bản sống.

Giờ người Rục đã học được cách canh tác, trồng cấy thay vì săn bắt, hái lượm như xưa. Bản Rục ngày nay là những con đường mới, những đường dây điện kéo về từng nhà, những ngôi nhà mới xây kiên cố. Người Rục xem tivi, đi xe máy, sử dụng điện thoại di động, đọc sách báo…

Bản Rục đã có sinh viên đại học rồi, Hồ Tiến Nam – học sinh cũ của thầy Hướng giờ đang là sinh viên đại học sư phạm Quảng Bình, người Rục đầu tiên trở thành sinh viên Đại học.

Học trò thầy Hướng có người thành sỹ quan biên phòng, cán bộ thôn bản, cán bộ y tế. Thầy giáo Đinh Xuân Liêm phụ trách điểm thôn bản nói: “Thầy Hướng là một trong những người chịu khó, chịu khổ, là nền tảng để giữ và phát triển nền giáo dục ở yên hợp này”.

Thầy giáo Hướng lên lớp

Sau những giờ lên lớp thầy lại tự vào bếp nấu bữa cho mình, những lúc ấy thầy biết ở bên kia dãy núi, người vợ tần tảo cũng đang đơn côi một mình. Những người con thiếu bàn tay chăm sóc của người cha cũng không được học hành tới nơi tới chốn. Nhưng quyết tâm của một người đi gieo con chữ trên mảnh đất người thiểu số có số dân ít nhất trong các dân tộc anh em, vẫn là động lực thôi thúc taahfy hướng bền chí ở lại mảnh đất này.

Mặt trời nhô lên trên dãy núi. Ngày mới bắt đầu. Thầy Hướng lại chuẩn bị cho một buổi lên lớp như mọi ngày. Ông Hồ Ét, cha của Hồ Tiến Nam – sinh viên đầu tiên của bản xuất hiện ở cửa phòng, với chai rượu "đoác" trên tay, món tặng thầy nhân ngày nhà giáo. Ở đây, quà mừng 20/11 còn có rất nhiều hoa rừng…

Mạc Trung Tuyển

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]