3 điều cần nhớ khi đấu khẩu với sếp

Nhiều khi suy nghĩ của lãnh đạo khác với nhân viên trong công ty. Thường là do nhân viên sai, nhưng cũng có lúc chính lãnh đạo đưa ra những quyết định không đúng đắn.

15.5682

Làm cách nào để sếp hiểu và thừa nhận được sai sót của mình là điều không dễ. Mà cãi lại sếp thì cũng chẳng nên chút nào! Vì thế, bạn cần học cách lập luận và bảo vệ quan điểm của mình một cách “có bài bản”, tế nhị, mềm mỏng.

Cần học cách lập luận và bảo vệ quan điểm của mình một cách “có bài bản”, tế nhị, mềm mỏng.

Nhưng nếu bạn vẫn quyết định “đấu khẩu” với sếp trong chuyện gì đó rất quan trọng, thì nên ghi nhớ vài điều sau đây:

  • 1

    Không bao giờ góp ý với sếp trước mặt các nhân viên khác trong công ty

    Tìm cách gặp riêng sếp để trình bày suy nghĩ của mình và những bất đồng với sếp, chứ không mang việc ra “trình làng”, bởi làm thế sẽ làm giảm uy tín của lãnh đạo trước toàn công ty.

  • 2

    Đưa ra những lập luận có căn cứ

    Nghĩa là không đơn thuần chỉ trích những hành động của sếp, mà giải thích vì sao bạn cho đó là điều không nên làm. Phê bình thì dễ, nhưng phê bình có cơ sở mới là điều khó.

  • 3

    Nên đưa ra phương án của riêng bạn

    Nếu bạn cho rằng sếp giải quyết chưa thật tốt vấn đề gì đó, và nếu áp dụng cách của bạn thì sẽ hiệu quả hơn hẳn, hãy viết ra một cách rõ ràng qua thư điện tử chẳng hạn, với một kế hoạch hành động cụ thể chứ không phải đôi ba lời chung chung.

    Và cuối cùng xin được nhắc lại rằng chỉ nên tranh luận với sếp khi bạn biết chắc 100% là mình đúng hoặc khi cầm chắc rằng phương án bạn đưa ra nhất định hiệu quả hơn. Nếu không, bất đồng công khai với lãnh đạo chỉ làm ảnh hưởng tới vai trò của bạn trong công ty.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]