4 cách để giúp khởi nghiệp lắng nghe tốt hơn

15.5991

1. Tập trung vào hiện tại

Duy trì sự tập trung cũng giống như khi đang tập Yoga, khởi nghiệp cần loại bỏ tất cả những điều còn đang băn khoăn, vướng bận trong lòng để có thể toàn tâm toàn ý theo dõi người nói trong thời gian dài. Thậm chí, nên tắt chuông điện thoại, tắt màn hình máy tính và dồn sự chú ý vào người nói với thái độ cởi mở. Thông thường, hầu hết mọi người chỉ chú ý khi người nói nói đến một vấn đề quan trọng hoặc có liên quan mật thiết với mình, tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến việc bị bỏ sót thông tin mà người nói muốn truyền đạt

2. Ghi chép

Thời đại công nghệ số, khởi nghiệp hoàn toàn có thể ghi âm lại cuộc nói chuyện và theo dõi lại chúng sau đó. Tất nhiên điều này không có gì phải bàn cãi, nhưng nếu có một cuốn sổ nhỏ và ghi chép trực tiếp các lưu ý sẽ khiến khởi nghiệp có một cái nhìn thông suốt hơn. Ngoài ra, những ý tưởng ghi chép trong cuốn sổ rất dễ được nhìn thấy hơn là một bản ghi âm dài dằng dặc.


3. Tăng sự tương tác

Sự tương tác giữa người nói và người nghe có ý nghĩa rất quan trọng, càng có nhiều sự tương tác thì lượng thông tin được trao đổi càng nhiều. Thay vì nghe một cách thụ động, khởi nghiệp có thể tạo ra những tương tác bằng những câu hỏi, ý kiến với người nói. Khi đó, người nói sẽ đánh giá cao sự tương tác, và khởi nghiệp sẽ có  sự hiểu biết tốt hơn về quan điểm của người nói cũng như nhận thức của bản thân về thông tin.

4. Thiết lập mối quan hệ

Đây là điều rất quan trọng giúp khởi nghiệp xây dựng được những mối quan hệ trong ngành. Sau mỗi cuộc hội thảo, trao đổi, hãy nêu ra quan điểm, suy nghĩ của mình và tìm cách thể hiện chúng với người nói. Trao đổi qua email, mạng xã hội, điện thoại v.v.. Điều này cho thấy, việc chia sẻ của người nói được đánh giá cao, làm cho họ cảm thấy được giá trị của mình. Hơn hết, đây chính là tiền đề để xác lập các mối quan hệ lâu bền trong tương lai

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]