4 “tuyệt chiêu” giúp bảo mật tài khoản của bạn

BizLIVE - Thời gian gần đây, thông tin về các tài khoản cá nhân từ các dịch vụ email hay Uber bị rao bán xuất hiện ngày càng nhiều. Nhưng nếu bạn thực hiện theo các chỉ dẫn dưới đây thì bạn sẽ hạn chế được các nguy cơ tài khoản của mình bị lộ. Tweet

15.5841

Ảnh minh họa.

Bảo vệ mật khẩu

Bất kỳ tài khoản trực tuyến nào cũng có tên đăng nhập và mật khẩu. Vì thế mật khẩu của bạn càng an toàn thì càng tốt. Các chuyên gia bảo mật thường khuyên người dùng sử dụng các mật khẩu dài, phức tạp.

Việc phức tạp này chính là bạn kết hợp cả chữ, số và các ký tự đặc biệt, không liên tục để tạo ra mật khẩu. Bạn có thể kiểm tra mức độ an toàn của mật khẩu mình đang sử dụng tại trang How secure is my password (https://howsecureismypassword.net). Chỉ cần gõ mật khẩu của mình ra, trang web sẽ cho bạn biết thời gian mà một máy tính cá nhân bình thường để dò ra mật khẩu của bạn.

Ngoài ra bạn cũng không nên chia sẻ mật khẩu của mình cho những người bạn không tin tưởng. Mật khẩu giống như chìa khoá nhà. Bạn không thể đưa chìa khoá cho người mình không tin.

Một lưu ý nữa chính là việc dùng nhiều mật khẩu khác nhau cho các tài khoản khác nhau. Như vậy bạn sẽ tránh được tình trạng kẻ gian chỉ cần biết tên tài khoản còn mật khẩu thì chỉ việc gõ lại.

Tránh việc email bị xâm nhập

Dù hiện nay có rất nhiều hình thức xác nhận tài khoản trực tuyến như sử dụng tin nhắn điện thoại hoặc cuộc gọi có mã số bí mật thì email vẫn là phương thức xác nhận phổ thông nhất. Từ tài khoản Facebook, Uber đến thông tin đăng nhập ngân hàng điện tử, bạn vẫn phải dùng email để kích hoạt và sử dụng các dịch vụ đó và nếu trong mail của bạn chứa các thông tin đăng nhập các tài khoản đặc biệt thì chắc chắn bạn sẽ bị lộ toàn bộ.

Đối với email, bạn không nên mở các tập tin đính kèm hoặc các đường link từ những nguồn lạ và sử dụng phương pháp bảo mật 2 lớp cho thư điện tử của mình. Khi bạn đăng nhập vào email, nhà cung cấp sẽ gửi một mã xác nhận tới điện thoại di động của bạn. Như vậy việc xâm nhập tài khoản mail sẽ thực sự gặp khó khăn.

Mua sắm trực tuyến

Sự tiện dụng khi mua sắm trực tuyến đã là điều không phải bàn cãi nhưng các thông tin thẻ của bạn liệu có dễ bị khai thác không? Câu trả lời là có. Vì thế khi thực hiện các giao dịch trưc tuyến bạn cần để ý tới giao thức kết nối giữa bạn và . Chỉ nhập các thông tin quan trọng khi giao thức của bạn là “https” và tốt nhất là chỉ giao dịch tại các trang web có uy tín.

Theo dõi mọi giao dịch qua thẻ của bạn. Khi phát hiện điều gì bất thường, bạn nên báo cho ngân hàng để có sự hỗ trợ ngay lập tức. Và không sử dụng chức năng Auto-fill với các thông tin về thẻ của mình.

Các thiết bị cá nhân

Điện thoại thông minh và máy tính bảng của bạn cũng không an toàn khi trong đó có email của bạn, có Apple Pay hoặc trình duyệt bạn từng sử dụng để giao dịch. Để chiếc điện thoại hay máy tính bảng của mình bảo mật hơn, bạn nên sử dụng quét vân tay thay cho mật khẩu khoá máy, mật khẩu cho các đặc biệt. Và kích hoạt các chế độ chống mất cắp .

Nhưng như vậy cũng chưa hoàn toàn đã an toàn. Điện thoại Android rất dễ bị các ứng dụng “âm thầm cài đặt” để theo dõi bạn. Do đó, bạn không nên jailbreak hoặc cho phép thiết bị của minh cài đặt ứng dụng từ các nguồn ngoài Appstore hoặc Playstore.

VIỆT KHÔI

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]