5 căn bệnh phụ nữ sau sinh thường phải đối mặt

Trong quá trình mang thai cũng như sinh nở, người mẹ phải tiêu tốn rất nhiều sức lực cũng như lượng máu trong cơ thể.

15.6168

Vì vậy nếu không được chăm sóc cẩn thận, người mẹ sẽ phải đối mặt với nhiều bệnh nguy hiểm.

Theo dân gian, người ta coi hậu sản là thời kì 3 tháng sau khi sinh, còn y học hiện đại quan niệm hậu sản là giai đoạn 6 tuần (42 ngày) kể từ ngày sinh. Đây là khoảng thời gian các cơ quan sinh sản dần trở lại bình thường như trước khi sinh, ngoại trừ vú vẫn phát triển để nuôi con.

Sau quá trình 'vượt cạn' vất vả, cơ thể người mẹ rất yếu và tâm sinh lý trở nên nhạy cảm nên dễ mắc các bệnh hậu sản nguy hiểm dưới đây:

Băng huyết

Đây là tai biến sản khoa hay gặp nhất, đặc biệt trong vòng 24 giờ sau sinh và là nguyên nhân chính gây tử vong cho sản phụ. Triệu chứng chung của các trường hợp này là chảy máu nhiều ngay sau khi sinh và sổ rau. Khi máu ra nhiều, sản phụ có thể bị choáng, mạch nhanh, huyết áp hạ, khát nước, chân tay lạnh, vã mồ hôi…, nếu không có biện pháp kịp thời thì nguy cơ tử vong là rất cao.

Để hạn chế nguy cơ băng huyết sau sinh, mẹ bầu cần nhớ khám sức khỏe định kỳ trong khi mang thai. Nếu có các dấu hiệu như: thai nhi thừa cân, thiếu máu…, mẹ bầu cần nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Cơ thể của phụ nữ sau sinh rất yếu ớt và nhạy cảm, dễ mắc bệnh (Ảnh minh họa: Internet)

Trầm cảm sau sinh

Cơ thể yếu cộng với việc bận bịu chăm sóc trẻ sơ sinh khiến các mẹ cảm thấy vô cùng căng thẳng, mệt mỏi, dễ bị trầm cảm. Tình trạng này xảy ra phổ biến sau sinh vài ngày và sẽ dần biến mất khi mẹ đã quen với nhịp sinh hoạt mới.

Để phòng bệnh, chị em nên nhờ sự giúp đỡ của người thân, đặc biệt là sự quan tâm, chăm sóc của người chồng để giảm bớt áp lực cho bản thân. Nếu vẫn cảm thấy căng thẳng, tinh thần nặng nề thì chị em cần đến gặp bác sĩ tâm lý.

Viêm 'núi đôi'

Viêm ngực hay nhiễm trùng ngực thường được biểu hiện bằng các dấu hiệu như: ngực sưng lên, da mẩn đỏ, sờ vào thấy đau, kèm theo sốt cao, đau đầu, nôn mửa… Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này là do sự ứ sữa hoặc do tư thế cho bé bú chưa đúng. Ngoài ra, còn có thể do núm vú bị nứt, vi khuẩn xâm nhập qua vết nứt vào hệ thống bạch huyết.

Khi có các biểu hiện bị viêm vú, mẹ không cần hạn chế cho con bú vì bệnh này không ảnh hưởng gì đến bé mà còn giúp cải thiện tình trạng ứ sữa. Các mẹ có thể làm giảm đau đớn bằng cách đặt miếng gạc ấm lên ngực vài phút trước khi cho bé bú.

Chế độ chăm sóc tốt giúp bà mẹ sau sinh phòng tránh được các bệnh hậu sản nguy hiểm (Ảnh minh họa: Internet)

Viêm nhiễm tử cung

Nhiều sản phụ sau khi sinh 2 - 3 ngày có thể bị sốt trên 38 độ C, hoặc ngược lại bị lạnh liên tục, đó là dấu hiệu của viêm nhiễm tử cung. Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng máu.

Cách phòng tránh là đảm bảo vệ sinh khi xử lý dịch nhầy và vùng bên ngoài bộ phận sinh dục. Sau sinh, sản phụ cần nằm trên giường nghỉ ngơi, giữ ấm. Khi sốt, sản phụ không nên lạm dụng thuốc hạ sốt mà cần đến bệnh viện kiểm tra.

Táo bón, trĩ thời kỳ hậu sản

Chứng táo bón và bệnh trĩ trong thai kỳ nếu không điều trị dứt điểm rất dễ chuyển biến xấu sau khi sinh. Trong quá trình chuyển dạ, việc dùng sức rặn đẻ sẽ làm bệnh trĩ càng nặng hơn, vết mổ sau sinh hoặc vết rạch tầng sinh môn cũng khiến nhiều mẹ đau đớn khi đi đại tiện. Hơn nữa, chế độ ăn nhiều đạm, thiếu chất xơ sau sinh cũng làm tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn.

Để phòng tránh, các mẹ nên tích cực uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, rau xanh giàu chất xơ. Các mẹ có thể sử dụng những thảo dược thiên nhiên như diếp cá, nghệ, đương quy…, giúp lưu thông khí huyết, thanh nhiệt, giải độc, tăng sức bền thành mạch, giúp điều trị táo bón và trĩ sau sinh hiệu quả, an toàn.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]