5 điều bạn cần biết để giúp dạy trẻ học tốt ngoại ngữ

SKĐS - Giai đoạn từ lúc mới sinh cho đến khi 5 tuổi, bộ não trẻ em đang trong quá trình phát triển mạnh, có rất nhiều cơ hội để trẻ tiếp cận với việc học ngoại ngữ.

15.5818

Giai đoạn từ lúc mới sinh cho đến khi 5 tuổi, bộ não trẻ em đang trong quá trình phát triển mạnh, có rất nhiều cơ hội để trẻ tiếp cận với việc học ngoại ngữ. Sau 5 tuổi, cửa sổ quan trọng này sẽ đóng lại và trẻ sẽ khó khăn hơn trong việc học và phát triển một ngôn ngữ mới với hiệu quả cao.

Thời thơ ấu chính là thời gian lý tưởng để dạy trẻ học ngoại ngữ

Trước khi biết nói, trẻ nhỏ học tập, hình thành khái niệm, hiểu biết của mình bằng việc quan sát các hành vi, lắng nghe những âm thanh quanh mình. Việc cho trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ thứ hai thường xuyên, tham gia các hoạt động xã hội sẽ giúp nuôi dưỡng và phát triển não bộ, nền tảng ngôn ngữ từ đó cũng dần được hình thành.

Theo tiến sy April Benasich – Cố vấn và giám đốc phòng thí nghiệm, nghiên cứu trẻ sơ sinh tại trung tâm Hành vi và khoa học Thần kinh, đại học Rutgers thì “ Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có kỹ năng học tập từ sớm đáng kinh ngạc. Bộ não được trang bị đặc biệt để xây dựng, tiếp cận một hoặc nhiều ngôn ngữ ngay từ khi chào đời”.

Bộ não trẻ sẽ phát triển một cách vô thức, trẻ theo dõi và lắng nghe mọi tiếng động từ xunh quanh mình, chú ý đến mô hình và sự khác biệt tinh tế giữa những âm thanh. Bởi thế, đây là thời điểm lý tưởng để giới thiệu ngoại ngữ cho trẻ em và khuyến khích trẻ học tập.

Trẻ em có thể phân biệt được tất cả các ngôn ngữ trên thế giới

Trẻ nghe giọng nói của mẹ từ trước khi được sinh ra và quen với nhịp điệu của ngôn ngữ mẹ đẻ. Khi sinh ra, trẻ hoàn toàn phân biệt được sự khác nhau về ngôn ngữ, nhận ra sự khác biệt về phát âm. Các nghiên cứu lặp đi lặp lại cho thấy trẻ em rất nhạy cảm trong nhận thức âm thanh, thậm chí còn tinh tế hơn cả người lớn.

Những trẻ học song ngữ rất linh hoạt

Theo một báo cáo công bố trên Science Express, trẻ em học ngôn ngữ mẹ đẻ theo một khung thời gian rõ ràng và điều đáng ngạc nhiên là những trẻ học trong môi trường song ngữ, lượng từ vựng chúng phải học gấp đôi những trẻ chỉ học tiếng mẹ đẻ nhưng tốc độ lại không hề thua kém.

Những trẻ học song ngữ khá nhanh nhẹn, hoạt bát. Trẻ hoàn toàn nắm bắt được các khái niệm cơ bản về ngoại ngữ một cách tự nhiên, không cần gượng ép.

Trẻ càng lớn, cửa sổ cơ hội để học tốt ngoại ngữ càng thu nhỏ lại

Khi lớn đến một độ tuổi nhất định và dần quen với ngôn ngữ mẹ đẻ, trẻ em dần dần mất đi khả năng nhận biết những âm thanh tinh tế của ngoại ngữ thứ hai. Khả năng bẩm sinh dần biến mất, cửa sổ cơ hội để trẻ phát triển ngôn ngữ thứ hai dần thu hẹp. Khi trẻ được giới thiệu một ngoại ngữ mới, trẻ không còn đủ tinh tế để nghe thấy những khác biệt. Điều này chính là nguyên nhân gây khó khăn trong việc học tập để bắt chước các âm thanh chính xác.

Tiếp xúc ngoại ngữ sớm làm tăng cường sự phát triển ngôn ngữ và sức mạnh của não bộ

Trong khi các nhà khoa học tiếp tục khám phá làm thế nào để có thể nói được ngoại ngữ dễ dàng, trôi chảy thì các chuyên gia cũng đồng ý rằng việc học song ngữ không làm cho trẻ bị nhầm lẫn. Trái lại, việc này còn giúp trẻ tăng khả năn giao tiếp và phát triển ngôn ngữ.

Điều này được khẳng định trong một nghiên cứu mang tính bước ngoặt được thực hiện bởi Elizabeth Peal và Wallace Lambert tại Đại học McGill ở Montreal. Nghiên cứu cho thấy ưu thế đặc biệt của hai ngôn ngữ trong một loạt các bài kiểm tra về trí thông minh. Về mối liên quan giữa sự lưu loát và cải thiện chỉ số IQ, tiến sĩ Andrea Mechelli của Đại học London đã công bố nghiên cứu của nhóm mình. Các thí nghiệm cho thấy “chất xám” trong mật độ quét não trái xuất hiện nhiều hơn ở những trẻ học ngoại ngữ từ sớm. Phía trái não chịu trách nhiệm xử lý thông tin và kiểm soát các khía cạnh của nhận thức giác quan, trí nhớ và ngôn luận.

 

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]