5 điều cần trao đổi với người yêu khi trước khi “sống thử”

Sau một vài chuyện tình đẹp không có ngày mai, một vài cuộc hẹn bị lỡ và bao nhiêu lần chia tay tan vỡ, cuối cùng thì bạn cũng tìm được một người tốt nhất, một nửa kia lý tưởng. Nhưng trước khi ký một “hợp đồng thuê nhà” mới, có một vài vấn đề cần phải được đề cập.

15.5981


Ảnh minh họa

Rất nhiều người trong số chúng ta đã ngây ngất trong niềm hạnh phúc khi được gặp một con người mới và được sống với những điều mới mẻ mà quên mất rằng việc ở chung nhà là một điều quan trọng.

Đột nhiên bạn nhận ra rằng bạn không phải là một người“bạn cùng phòng” thật sự tốt. Hoặc thật khủng khiếp trong vấn để quản lý tiền bạc. Hoặc cô ấy muốn gặp gỡ bạn bè năm đêm một tuần, trong khi bạn chỉ muốn trải qua một đêm yên tỉnh với một bộ phim và món sushi. Để tránh những bất ngờ không hay như thế, tốt hơn là bạn nên đề cập một vài vấn đề trước khi mở rộng cửa chào đón người mới đến ở cùng.

Sau đây là năm điều cần xem xét trước khi dọn về ở chung với nửa kia:

1. Những khoảnh khắc đẹp

Một khoảnh khắc đẹp, đó có thể là khi bạn vừa chuẩn bị bữa tối vừa kể lại những chuyện trong ngày, hoặc khi chia sẻ các hoạt động cùng nhau. Đó là lúc mà hai bạn tích cực tương tác qua lại với nhau, khi bạn nói, cười và đùa. Bạn hãy yên tâm rằng nửa kia của bạn sẽ biết vì sao những giây phút đó là quan trọng với bạn. Và ngược lại cũng vậy.

2. Chi phí linh tinh

Ah, tiền bạc! Thật là một vấn đề tế nhị. Dọn về ở chung không phức tạp, nhưng tốt hơn là nên có một cuộc trao đổi về vấn đề tiền thuê nhà và chi phí linh tinh. Các bạn có chia đôi 50-50 không? Bạn sẽ làm gì khi mình kiếm được nhiều tiền hơn người kia? Hay các bạn có thu nhập như nhau, nhưng người kia có khoản vay quá lớn? Hãy nói về vấn đề chia sẻ tiền nhà và các hóa đơn trước khi ký “hợp đồng thuê nhà” nhé!

3. Những khoảnh khắc của riêng mình

Sau một ngày dài, một vài người cần có những lúc ở một mình để nạp lại năng lượng, trong khi người kia lại thích nói chuyện. Hãy hỏi nửa kia của mình rằng họ cần bao nhiêu lâu thời gian để ở một mình và hãy mạnh dạn chia sẻ nhu cầu của chính bạn. Sẽ rất, rất dễ quên trao đổi vấn đề này ngay từ đầu và điều đó sẽ kết thúc bằng việc cả hai cảm thấy ngột ngạt, khó chịu. Hãy lập ra một quy tắc dành cho những khoảnh khắc như thế.

4. Sự sạch sẽ

Theo ước tính, ít nhất 15% những cuộc tranh luận bắt đầu từ những việc ngớ ngẩn chẳng hạn như một cái dĩa ướt trên sàn. Trước khi dọn về ở chung, hãy có một cuộc trao đổi với nửa kia của mình về mức độ sạch sẽ và yêu cầu dọn dẹp mà theo bạn là cần thiết để cả hai cảm thấy dễ chịu, và phân công rõ ràng ai sẽ chịu trách nhiệm việc nhà nào.

Tuy nhiên, hãy luôn nhớ trong đầu rằng trong đa số các cặp đôi, sẽ luôn có một người hơi sạch sẽ hơn và ngăn nắp hơn người kia. Vì vậy cần tránh việc đặt ra những quy định quá khắt khe cho nửa kia của bạn. Tất cả chỉ nên vừa phải.

5. Tiếp đón bạn bè

Bạn thích giao tiếp? Còn nửa kia của bạn thì sao? Các bạn có muốn tiếp đón bạn bè tại nhà không? Thực chất đó là ba vấn đề khác nhau. Một vài người thích tụ tập trong các quán bar, trong khi những người khác thích đón tiếp bạn bè vào những buổi tối trong tuần và tán dóc đến 1h sáng.

Trước khi dọn về ở chung, hãy nói với người ấy bạn muốn tiếp đón bạn của các bạn bao nhiêu lần một tuần. Bạn cứ thử nghĩ xem, tám người bạn tụ tập vào tất cả các đêm thứ 2 để xem đá bóng? Ai sẽ nấu ăn cho những người bạn này? Là những bữa ăn tối nhẹ hay những buổi tiệc lớn?

Dọn về ở chung là một giai đoạn thú vị trong mối quan hệ, nhưng để có một mối quan hệ lâu bền, tốt hơn là nên đặt trước những câu hỏi cần thiết. Đừng tập thói quen lấn lướt cảm xúc.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]