1. Những con số đáng kinh ngạc

Ung thư buồng trứng là loại ung thư tương đối phổ biến có tỷ lệ tử vong cao. Ước tính cứ 72 người phụ nữ sẽ có 1 người được chuẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng, và hơn một nửa trong số đó sẽ chết vì căn bệnh này.

 

Tỷ lệ kéo dài cuộc sống trong 5 năm cho bệnh nhân ung thư buồng trứng là 43,7%. Khả năng sống sót sẽ cao hơn nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm.

2. Yếu tố gây ung thư buồng trứng

Nguy cơ cao nhất gây ung thư buồng trứng là di truyền. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh này thì tỷ lệ bị ung thư buồng trứng sẽ tăng gấp 3 lần so với gia đình bình thường khác.

Nguy cơ do sự biến đổi gen BRCA1 và BRCA2. Những biến đổi trong gen này làm tăng khả năng mắc ung thư buồng trứng ở phụ nữ lên 15-40%. Phụ nữ có biến đổi gen ở 2 gen này thường phát triển bệnh trước tuổi 50.

 

Thuốc hoặc liệu pháp thay thế hormone sau mãn kinh, bệnh béo phì cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Tuổi tác cũng là yếu tố làm gia tăng khả năng mắc bệnh này.

3. Sự rụng trứng và ung thư buồng trứng

Rủi ro mắc ung thư buồng trứng dường như tăng theo số lần rụng trứng trong cuộc đời của người phụ nữ.

Trong quá trình rụng trứng, một quá trứng được phóng ra từ buồng trứng, đi vào ống dẫn trứng. Theo nghiên cứu, các chất lỏng thoát ra từ buồng trứng có chứa yếu tố kích thích tăng trưởng các phân tử có hại cho chuỗi DNA của tế bào ống dẫn trứng.

 

Việc giảm số lần rụng trứng sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh. Mang thai, cho con bú và thuốc tránh thai tạm thời đình chỉ sự rụng trứng, cũng là cách để giảm nguy cơ ung thư buồng trứng.

4. Các triệu chứng

Một trong những nguyên nhân khiến ung thư buồng trứng giai đoạn đầu khó phát hiện là do những triệu chứng của nó tương tự như các vấn đề tiêu hóa thông thường. Đối với người mắc ung thư buồng trứng, các triệu chứng bệnh có xu hướng kéo dài và xấu đi theo thời gian.

 

Một số triệu chứng thường gặp:

- Chướng bụng, đầy hơi

- Khó chịu hoặc đau vùng chậu

- Khó tiêu, buồn nôn

- Những thay đổi trong bàng quang, ruột như táo bón hoặc tiểu tiện thường xuyên hơn

- Chán ăn, nhanh no

- Tăng nhanh số đo vòng bụng

- Thiếu hụt năng lượng, mất sức

- Đau khi giao hợp

5. Xét nghiệm

Không có xét nghiệm lâm sàng nào thực sự hiệu quả với ung thư buồng trứng. Các bác sĩ có thể kiểm tra tổng thể buồng trứng, nhưng thường không phát hiện thấy khối u cho đến khi chúng phát triển to hơn.

Xét nghiệm máu để đo mức độ phân tử CA-125 có thể cho kết quả tương đối chính xác về ung thư biểu mô buồng trứng, AFP hoặc HCG trong các trường hợp u tế bào mầm.

 
Khi sờ thấy khối u siêu âm đầu dò được thực hiện để xét kết cấu, kích thước buồng trứng và các u nang nếu có. Chụp cắt lớp CT và Chụp cộng hưởng tử MRI được chỉ định để đánh giá mức độ khối u. Cuối cùng là phẫu thuật thăm dò và sinh thiết.