5 kỹ năng cần dạy cho trẻ mẫu giáo

Đi mẫu giáo là trải nghiệm đầu tiên của bé với thế giới bên ngoài. Chắc chắn bé sẽ gặp không ít khó khăn để thích nghi.

15.5878

Chuẩn bị vào mẫu giáo ngoài việc phải chuẩn bị cho bé một thể chất cứng cáp, một tâm lý vững vàng, cũng nên trang bị cho bé một số kỹ năng cơ bản trước khi bước vào môi trường mới và đặc biệt bảo đảm an toàn cho bé khi không có người thân bên cạnh. Do đó cần hướng dẫn cho bé những kỹ năng để dễ dàng thích nghi. Sau đây là một số kỹ năng cần tham khảo:

1. Hiểu sự khác biệt giữa đúng - sai, chấp nhận và tôn trọng quy tắc

Đối với con trẻ, trước khi vào học mẫu giáo, số người mà chúng giao tiếp chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhưng khi vào mẫu giáo, các mối quan hệ được mở rộng và mọi thứ bỗng nhiên thay đổi. Trẻ sẽ gặp gỡ nhiều bạn đồng lứa hơn, đồng thời, bước đầu được rèn vào khuôn phép, thực hiện những quy định mà trường lớp đã đề ra. Do đó, dạy trẻ phân biệt được đúng - sai giúp trẻ nhanh chóng hòa nhập, thích nghi với môi trường mới.

2. Nắm vững phép xã giao

Tuổi mẫu giáo là môi trường đầu tiên giúp trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài vì thế những bài học giao tiếp cơ bản rất quan trọng, thậm chí nó càng quan trọng khi ở nhà.

Ai cũng muốn con mình là một đứa trẻ lịch sự. Vì thế những kỹ năng như kiên nhẫn, nói nhỏ, hỏi lịch sự, giúp đỡ, hòa nhã, biết nói “ạ” và cảm ơn… là những bài học cần được thường xuyên trau dồi tại nhà. Bởi chúng đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho cuộc sống sau này của trẻ.
 
Ảnh minh họa.

3. Có thể chơi độc lập hoặc chơi theo một nhóm nhỏ mà không cần sự giám sát liên tục

Với 20 bé hoặc hơn trong một lớp học, mỗi bé thích học và chơi theo cách riêng thì một giáo viên mầm non khó lòng để mắt được đến tất cả các bé.

Với trẻ tuổi mẫu giáo, làm việc nhóm và làm việc độc lập chính là thời điểm trẻ học cách giao tiếp, chia việc và giải quyết vấn đề. Đây cũng chính là bước đệm giúp trẻ vào học lớp 1 suôn sẻ hơn, đồng thời hình thành kỹ năng quản lý - bước đệm thành công cho con trẻ trong tương lai.

4. Chia sẻ, trò chuyện và chơi cùng bạn với thái độ thiện chí mà không cần sự nhắc nhở, nịnh nọt của người lớn

Trẻ phải được dạy cách chia sẻ đồ dùng học tập, đồ chơi. Đặc biệt, một đứa trẻ khi chơi cùng bạn rất hòa hiếu, thiện chí đó là một đứa trẻ có khả năng thành công lớn trong tương lai, vì chúng biết cách kiểm soát và lấy lòng người khác.

Sự thật, không dễ để một nhóc tì vốn luôn coi mình là tâm điểm biết sẻ chia với người khác. Sẻ chia là kỹ năng khó và bạn cần dạy trẻ làm chủ càng sớm càng tốt.

5. Ra quyết định và khám phá những điều mới

Không dễ để đào tạo một đứa trẻ có lập trường và có chính kiến riêng. Bất kỳ bà mẹ nào cũng đều có tâm lý bao bọc và che chở cho con. Đôi khi, tình thương yêu vô tình khiến các bậc cha mẹ quyết định và làm thay con quá nhiều việc. Cho trẻ cơ hội tự ra quyết định và khám phá những điều mới giúp phát huy trí tuệ và khả năng sáng tạo.
 
Theo Eva
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]