5 “mẹo” giúp lướt mạng an toàn trên từng chuyến đi

Dưới đây là 5 “mẹo” bảo mật trực tuyến hữu ích dành cho các bạn đọc đang có kế hoạch cho chuyến du lịch hoặc công tác trong thời gian tới.

15.5953

1. Thiết lập mật khẩu mạnh

Mật khẩu là hàng rào đầu tiên chống lại các tội phạm công nghệ, đóng vai trò tối cần thiết trong rất nhiêu tình huống. Bỏ ngỏ, không bảo vệ các thiết bị cá nhân đồng nghĩa với nguy cơ dễ dàng bị truy cập các thông tin riêng tư. Dù không mong muốn nhưng tình huống bị mất điện thoại, laptop hay các thiết bị cá nhân khác vẫn có thể xảy ra kể cả khi người dùng đã rất cẩn thận. Sau đây là một số tiêu chí giúp người dùng lập một mật khẩu mạnh:

· Thiết lập mật khẩu khác nhau cho mỗi thiết bị và tài khoản.

· Một mật khẩu dài nên bao gồm cả số, chữ cái , ký hiệu hay biểu tượng. Thêm vào số, các biểu tượng và các chữ cái in hoa, viết thường xen lẫn nhau sẽ khiến mật khẩu trở nên khó đoán và khó bị bẻ mã hơn.

· Không chia sẻ mật khẩu cho người khác.

· Không sử dụng những mật khẩu dễ đoán như ngày sinh nhật.

2. Xóa những thông tin nhạy cảm không cần thiết

Với số lượng tội phạm công nghệ cao ngày càng gia tăng và tinh vi hơn, người dùng cần đặc biệt cẩn thận trong toàn bộ quá trình di chuyển - từ các bước chuẩn bị cho đến khi kết thúc chuyến đi - để đảm bảo danh tính và thông tin cá nhân được bảo mật. Xóa bỏ thông tin nhạy cảm không cần thiết là phương pháp dễ dàng nhất.. Trong thời đại của công nghệ kỹ thuật số , người dùng nên:

· Kiểm tra website của nhà cung cấp dịch vụ, hoặc website của nhà sản xuất thiết bị để biết được cách xóa vĩnh viễn các thông tin, cũng như cách lưu trữ hoặc chuyển thông tin sang thiết bị mới.

· Tháo thẻ nhớ hoặc thẻ SIM trên thiết bị di động. Chuyển dời danh bạ điện thoại, xóa danh sách các cuộc gọi và nhận, thư thoại, tin nhắn được gửi và nhận, thư mục, lịch sử tìm kiếm web và các hình ảnh.

3. Thường xuyên cập nhật phần mềm

  

 

Các nhà sản xuất phần mềm luôn nỗ lực mang đến sự an toàn và bảo mật cho các ứng dụng cũng như chương trình của mình. Tuy nhiên, đôi khi tin tặc vẫn có thể tìm được các lỗ hổng trong phần mềm và khai thác chúng để điều khiển máy tính cá nhân từ xa, cài đặt phần mềm độc hại và ăn cắp thông tin có giá trị... Một trong những cách dễ nhất để truy cập thông tin cá nhân người sử dụng là lợi dụng lỗ hổng của phần mềm tích hợp trong các trang mạng xã hội .

Người sử dụng nên cập nhật tất cả các phần mềm, đặc biệt là các phần mềm:

· Hệ điều hành

· Trình duyệt Internet

· Phần mềm diệt virus

·  Các ứng dụng tích hợp vào các trang mạng xã hội

Với những ai sử dụng các ứng dụng và phần mềm của Facebook như ứng dụng liên lạc (Viber , Beetalk, vv…), ứng dụng hình ảnh và video (Photo Wonder, Instaframe, vv…), ứng dụng mua sắm (Amazon, … ), có thể dễ dàng tìm ra phiên bản cập nhật mới nhất trên Facebook App Center.

4. Kết nối với Internet thông qua đường truyền tin cậy

  

 

Những chuyến công tác thường đồng nghĩa với các khó khăn cho người dùng khi kết nối mạng, điển hình như chi phí chuyển vùng hoặc quá trình “truy lung” một quán cà phê có kết nối Internet ở thành phố xa lạ.   Khi truy cập vào một kết nối Internet không đảm bảo tin cậy, người dùng nên cảnh giác và chú ý tới những thao tác sau:

· Kiểm tra các tín hiệu kết nối với trang web khi lướt mạng.

· Nhìn vào thanh địa chỉ trong mỗi trình duyệt để chắc chắn các URL thực sự đáng tin cậy.

· Kiểm tra để chắc chắn địa chỉ web bắt đầu bằng https:// - báo hiệu kết nối đến website này được mã hóa và sở hữu khả năng phòng chống trộm cắp, giả mạo thông tin cao. Một số trình duyệt cũng bao gồm một biểu tượng ổ khóa trên thanh địa chỉ bên cạnh https:// - thể hiện kết nối được mã hóa và người sử dụng Facebook được kết nối một cách an toàn.

· Tránh thực hiện các hoạt động quan trọng như giao dịch ngân hàng hoặc mua sắm qua mạng công cộng bởi vì khi kết nối thông qua mạng Wi -Fi công cộng, bất cứ ai trong vùng lân cận có thể theo dõi các thông tin đi qua giữa máy tính cá nhân và các điểm truy cập Wi -Fi nếu kết nối không được mã hóa.

5. Diệt virus

  

Sau chuyến công tác hoặc du lịch, rất có thể thiết bị cá nhân của người dùng sẽ bị nhiễm virus. Khi sử dụng mạng xã hội mà không có phần mềm chống virus đủ mạnh, người dùng sẽ ở vào tình huống dễ bị tấn công. Mạng xã hội được xây dựng trên sự tin tưởng và kiểm soát bảo mật, tuy nhiên tội phạm công nghệ đã lợi dụng yếu tố niềm tin và các mối quan hệ để lừa người dùng bấm vào những liên kết độc hại hoặc tải về phần mềm độc. Mỗi ngày, riêng Facebook đã chặn 200 triệu các hành vi độc hại như liên kết đến các phần mềm độc. Bên cạnh đó, người dùng thường đăng nhập vào các trang như Facebook với địa chỉ e-mail cá nhân . Nếu có người biết được email này, họ có thể gửi tin nhắn lừa đảo và ăn cắp thêm các thông tin khác.

Phần mềm chống virus có thể bảo vệ người dùng khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn. Người dùng Facebook có thể xem xét các phần mềm diệt virus miễn phí như Norton Safe Web, Bitdefender Safego, không chỉ giúp giữ tài khoản mạng xã hội an toàn mà còn hỗ trợ bảo vệ thông tin cá nhân và máy tính của người dùng trong môi trường trực tuyến. Người dùng có thể tìm hiểu thêm các ứng dụng hữu ích tương thích với thiết bị các nhân và hệ điều hành sử dụng trong Trung tâm ứng dụng Facebook (Facebook App Center).

P.V

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]