5 nguyên tắc dạy con của bố

Nhiều mẹ dạy con hay quát mắng ầm ĩ lên mà lại không hiệu quả. Đôi khi, bố dạy con lại bình tĩnh và lý trí hơn cả mẹ. Cùng tham khảo những nguyên tắc dạy con sau của một ông bố.

0
  • 1

    Phải thật rõ ràng và cụ thể

    Em nói gì với con thì phải đảm bảo thật cụ thể và rõ ràng. Thay vì chỉ nói đơn giản “Con hãy dọn phòng đi”, con đương nhiên sẽ phớt lờ yêu cầu chung chung của em. Em hãy nói chi tiết “Con hãy xếp lại đôi giày của con và cất tất cả đồ chơi vào thùng”. Với những yêu cầu cụ thể như vậy Mi sẽ không cảm thấy mơ hồ và nhận thức được chính xác mình cần phải làm gì.

    Thay vì giao cho con một công việc rất chung chung và to lớn, em hãy chia nhỏ công việc cần con làm để con có thể chủ động tư duy và xử lý tình huống một cách tốt nhất.

  • 2

    Đơn giản hóa yêu cầu của mình

    Con hay phớt lờ mọi yêu cầu của em đơn giản vì con không hiểu em đang sai mình làm gì. Em thường mắc lỗi dài dòng quá. Thay vì nói “Mi vào phòng tắm trong phòng mẹ lấy cho mẹ cái chậu xanh đặt ở góc phòng chỗ có cái khăn hồng í” thì hãy nói với con đơn giản “Con vào phòng tắm buồng mẹ và lấy cái chậu xanh nhé”.

  • 3

    Động viên con kịp thời

    Có phải khi con có ý chống đối, em đều quát con “Tại sao mẹ nói mà con không làm?”. Đúng không?

    Nhưng có cách tốt hơn để khích lệ và động viên con thực hiện theo yêu cầu của mình. Trẻ con vẫn rất thích được nhờ vả, được nâng tầm quan trọng của bản thân lên vì bé bắt đầu nhận thức được rõ bản thân mình. Với những câu kiểu mệnh lệnh của em, con sẽ làm vì bị bắt ép chứ không cảm thấy hào hứng. Thay vào đó em hãy “nhờ” con và cho con hiểu nếu không phải là con làm thì chẳng ai làm tốt bằng con được.

  • 4

    Đừng nói không với con

    Nếu con phớt lờ em khi em cấm con làm gì thì đấy là do mẹ đã cấm con quá nhiều và con đã quá quen với điều đó. Thay vì nói “Mẹ cấm con không được bày bừa trong bếp nữa” em có thể bảo con “Mi ra ngoài sân chơi đi”

    Em hãy nhớ trẻ ở tuổi này rất thích sự độc lập, vì thế đừng áp đặt con mà hãy cho bé có nhiều sự lựa chọn. Ví dụ như “Hôm nay con muốn mặc áo màu gì, xanh, trắng hay vàng?”

    Hãy nói có và khích lệ con bất cứ khi nào có thể.

  • 5

    Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu

    Em cứ tưởng tượng em đang lướt facebook mà con cứ nhằng nhẵng đòi em chơi đồ hàng cùng thì em có bực mình không?

    Thực tế với trẻ con cũng vậy. Em luôn yêu cầu Mi phải làm theo yêu cầu của mình ngay lập tức mà không đoái hoài đến tâm lý của con. Không bé nào đang ngồi chơi xếp hình hay đang say sưa vẽ một bức tranh mà lại thích bị phá đám. Nếu em đột ngột bắt con phải đứng dậy đi ra ngoài hoặc phải làm một việc gì đó cắt ngang sự tập trung của con mà không có lý do chính đáng, đương nhiên con sẽ phớt lờ em.

    Tốt nhất em hãy đặt mình vào hoàn cảnh của con lúc đó. Thay vì ra yêu cầu một cách đột ngột, hãy chuẩn bị tinh thần cho con bằng cách “Mi ơi nửa tiếng nữa con dọn dẹp đồ đạc rồi 10h mình lên bà ngoại nhé”. Lúc đó khi hiểu rõ nguyên nhân và tình huống, không lý gì con không nghe lời em.

    Trẻ con với mỗi một giai đoạn trưởng thành lại hình thành một đặc thù tính cách riêng. Đôi khi vì quá mệt mỏi với trăm tỉ thứ việc lo cho con gái rồi gia đình, công việc mà các bà mẹ càng dễ stress và khó thấu hiểu cho con. Làm bố tôi cũng khá vụng về, chẳng giúp được gì cho vợ nhiều. Thôi thì đành góp ý mấy lời với bà xã như vậy. Tôi cũng chỉ muốn nhắn nhủ với mẹ nó là “Dù đôi khi bực tức em có mắng hai bố con thì bố con anh vẫn yêu và cần em nhiều lắm”

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]