5 sai lầm của cha mẹ ảnh hưởng đến cuộc sống con cái sau này

Sau những gì tôi quan sát được trong nhiều năm về nhiều cách chăm sóc dạy dỗ trẻ, tôi thấy có 5 sai lầm phổ biến sau đây chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến trẻ sau này

15.6023

Đặc biệt là liên quan rất nhiều đến vấn đề xây dựng thói quen tự lập cho trẻ. Hi vọng các mẹ quan tâm và chia sẻ thêm nhiều cách để chúng ta có thể dạy con chúng ta trở thành 1 người lớn độc lập, tự tin và thành công

1. Chúng ta đang tạo dựng cuộc sống quá dễ dàng cho trẻ

  1. Trẻ muốn gì được nấy, ăn đồ tốt nhất, chơi đồ xịn nhất, quần áo giày dép thay đổi chóng mặt và liên tục…là những điều thường thấy nhất hiện nay. Ngoài ra, khi ở khu vui chơi, mình để ý có những việc như bé muốn trèo vào ghế, ba mẹ liền bế lên và đặt vào ngay mà ko bao giờ cho bé thử nghiệm cảm giác tự làm việc đó – mình cho là chúng ta đang tập con chúng ta mất dần tính chủ động và tăng tính thụ hưởng, chỉ việc muốn và được hưởng ngay kết quả mà ko phải bỏ công sức ra.
  2.  
  3. Trẻ hiếm khi được trải nghiệm cảm giác thất vọng, chờ đợi, cố gắng đạt được điều gì đó từ chính bản thân mình, do đó khi lớn lên sẽ khó tránh khỏi việc gặp khó khăn và không biết làm gì đối mặt với những thăng trầm trong cuộc sống
  4.  
  5. 2. Vô tình tạo những dấu ấn xấu (hành động, cử chỉ)
  6.  
  7.  
  8. Người lớn vô tư hút thuốc lá, chửi thề, phun khạc nước miếng, vứt rác ra đường, chen ngang khi xếp hàng, vượt đèn đỏ…thậm chí là đánh nhau trước mặt trẻ sẽ tạo ra rất nhiều dấu ấn “xấu xí” tác động đến nhân cách sau này của trẻ. Cá nhân mình rất ghét và xấu hổ mỗi khi con mình nhìn thấy những điều xấu xí như trên, mà cái này ra đường đảm bảo nhan nhản ạ. Các bố các mẹ ạ, muốn dạy con thành người tử tế, trước tiên phải để trẻ nhìn thấy những dấu ấn “tử tế” đã.
  9.  
  10. 3. Khen ngợi quá lố
  11.  
  12. Bản thân mình cũng hay khen ngợi con theo kiểu con mẹ tài quá, giỏi quá, thông minh quá…Thế nhưng theo những tài liệu dạy con mình đọc được là thường những kiểu khen như thế lại ko mang lại kết quả tốt bằng việc nhìn nhận đúng thực lực và sự cố gắng của bé. Nghĩa là ca ngợi về tài năng sẽ ko tốt bằng việc ca ngợi những nỗ lực để đạt được kết quả, từ đó giúp bé tự tin vào bản thân mình và ko sa đà vào việc để cái Tôi của bé bị bơm phồng 1 cách quá lố.
  13.  
  14. 4. Không bao giờ cho con thử nghiệm rủi ro
  15.  
     
    Bạn mình đã rất ngạc nhiên khi mình cho phép con chơi 1 mình trong khu vui chơi đông đúc mà ko có mẹ chạy theo trông chừng. Cũng như 1 vài kiểu việc khác như cho con thoải mái thử nghiệm leo trèo cầu thang, mở và đóng các cửa tủ dù bị dập tay vài lần…Rủi ro té ngã chắc chắn là có, nhưng con mình đã biết làm thế nào để cẩn thận hơn sau vài lần chịu đau đớn. Và bé biết những cái ko thể chạm vào nếu ko muốn lãnh hậu quả thê thảm như các ổ điện chẳng hạn. Mình cho rằng việc cho con thử nghiệm các rủi ro có thể xảy ra sẽ rèn con tính cẩn thận, khả năng đối diện rủi ro và biết thế nào là những giới hạn và ranh giới ko thể vượt qua.
  16.  
  17. 5. không ngăn chặn được việc con nhõng nhẽo
  18.  
  19. Vấn đề thường thấy là khi 1 đứa bé nhõng nhẽo để đòi hỏi 1 việc gì đó thì đa số các bậc cha mẹ đều thoả hiệp cho nhanh. Việc đó cho trẻ thấy rằng nhõng nhẽo có hiệu quả và nó sẽ làm hỏng việc thiết lập các giới hạn giữa việc được và không được giữa ba mẹ với trẻ. Nếu kéo dài sẽ dẫn đến việc trẻ quen đòi hỏi và được đáp ứng, khi lớn lên chỉ là 1 người ích kỉ và ham muốn các lợi ích cá nhân.
  20.  

     

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]