6 bí quyết chụp ảnh chân dung đẹp

Dân trí Sở hữu một chiếc máy ảnh kỹ thuật số không còn là chuyện cao xa nữa. Tuy nhiên, để có một bức ảnh đẹp thì không phải ai cũng làm được và chụp ảnh chân dung lại còn khó hơn nữa. 6 “bí kíp” sau đây sẽ giúp bạn chộp được những khoảnh khắc đẹp nhất.

15.6135

1. Khâu chuẩn bị là “chìa khóa”

 

Hãy xem xét thật kỹ trước khi bắt đầu chụp, hãy kiểm tra pin, thẻ nhớ để tránh những phiền hà khó chịu vì đang chụp bỗng nhiên máy tắt ngúm, thẻ nhớ đầy ắp không lưu được ảnh nữa. Hãy thông báo cho đối tượng được chụp lúc nào bạn chụp xong, để họ còn chuẩn bị tư thế cho những bức ảnh sau.

 
Điểm lý tưởng nhất của camera số là cho phép bạn xem ảnh trực tiếp ngay sau khi chụp để biết bức ảnh nào đẹp và để rút kinh nghiệm cho những lỗi, như nền ảnh xấu, sự phản chiếu ánh sáng hay là quần áo xộc xệch.

 

2. Hiểu đối tượng chụp

 

Một bức ảnh chân dung cũng thế hiện cá tính, tâm trạng của đối tượng trong ảnh. Do vậy, trước khi chụp, hãy nói chuyện với họ vài ba câu chuyện, để biết họ muốn chụp ảnh trong tâm trạng nào, như hạnh phúc, buồn, suy tư, quyết đoán… Với “chiêu” này, bạn sẽ được bức chân dung chân thực hơn rất nhiều.

3. Tránh dùng đèn Flash

 

Cố gắng hạn chế dùng đèn trợ sáng Flash vì loại đèn này làm cho đối tượng trong ảnh bị lóa hình (giống như hình ảnh 2 chiều) và trông nhợt nhạt hơn. Vấn đề là ở chỗ bạn không nhìn thấy hiệu ứng này khi ngắm máy, kể cả là máy ảnh kỹ thuật số.

 

Sử dụng một chiếc gương phản xạ bằng bạc, đặt phía sau đối tượng chụp. Hãy đặt chếch 45 độ với đối tượng để không bị bóng hình. Ngoài ra, bạn có thể dùng một chiếc đèn chạy bằng pin khoảng 10 - 20 watt để tạo ra hiệu  ứng tương tự.

 

4. Chụp ngoài trời

 

Ánh sáng ngoài trời hay ánh sáng phản chiếu ở trong phòng từ cửa sổ là điều kiện lý tưởng cho chụp ảnh chân dung. Bạn hãy đưa đối tượng ra ngoài ánh nắng nhưng phải là nơi không bị chiếu sáng rồi yêu cầu người đó đứng ở dưới bóng của một tòa nhà, ví dụ như là bóng của một cái cây.

 

Một ngày trời u ám hóa ra lại rất tuyệt vời để chụp ảnh đấy nhé, bởi trong ngày này, ánh nắng không bị bóng nên bạn không phải lo lắng sợ bị lóa ảnh nữa và mắt của người chụp cũng không bị lé nữa.

 

Với máy ảnh kỹ thuật số, trong những điều kiện như trên, bạn không cần phải điều chỉnh độ tương phản cho máy.

 

5. “Lạc lõng” trong nền ảnh (background)

 

Bạn cố gắng tách đối tượng chụp ra khỏi không gian nền vì đôi lúc, người được chụp như bị “lạc lõng”, thu nhỏ trong một không gian đầy màu sắc và nhộn nhịp người qua lại. Bạn có thể dùng phần mềm để chỉnh sửa những vấn đề này hoặc tốt nhất là lúc chụp bạn để mắt đến background để đối tượng chụp là trung tâm của bức ảnh.

 

Bạn có thể tự tạo nền ảnh bằng cách dùng các tấm hình nhân tạo hoặc là cài đặt ống kính đạt độ mờ rộng nhất và đặt zoom ở chế độ tele rồi ngắm xem không gian nền đó có nằm ngoài tầm ngắm hay không.

 

6. Lắng nghe đối tượng chụp

 

Đôi khi đối tượng chụp gây khó dễ với bạn với những yêu cầu về tư thế mà bạn không thích. Tốt nhất, hai người nên cùng thỏa hiệp để lựa chọn những tư thế và cài đặt thích hợp nhất trong mỗi lần chụp.

 

Hương Anh

Tổng hợp

Các bài mới
Tiêu điểm
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]