6 bí quyết để không bao giờ bị từ chối

Đề nghị hẹn gặp với khách hàng, đề nghị sếp tăng lương, đề nghị đồng nghiệp giúp đỡ khi dự án bạn đang đảm nhiệm ở vào thời điểm “nước sôi lửa bỏng”,… Hàng ngày, chúng ta phải đối mặt với muôn vàn tình huống phải đưa ra lời đề nghị với người khác. Làm thế nào để không bị từ chối? 6 hướng dẫn sau đây là gợi ý tốt nhất cho bạn.

0
 
1. Biết rõ mình định đề nghị điều gì
 
Bạn muốn sếp cho mình đảm trách thêm nhiều việc. Bạn đề nghị và sếp sẽ hỏi: Anh/chị muốn đảm nhận thêm việc gì? Có cần hỗ trợ gì thêm không? Có sẵn sàng làm việc nhiều giờ hơn? Nếu câu trả lời là “Không” thì bạn định sẽ bỏ cuộc hay đề nghị sếp cân nhắc lại nếu bạn đi học một khóa nâng cao kỹ năng hay chờ đến khi có người trong phòng chuyển đi nơi khác?
 
Đừng bắt đầu cuộc trao đổi cho đến khi bạn đã cân nhắc tất cả các khả năng và nắm chắc mình định đề nghị điều gì. Bởi nếu bạn không chắc chắn thì người kia sẽ không hiểu. Và nếu người đó không hiểu chính xác họ đang nhận lời làm gì thì họ sẽ muốn từ chối.
 
2. Chọn đúng thời điểm
 
Nếu bạn muốn ai đó nhận lời giúp bạn thì hãy chọn lúc họ đang vui vẻ, hạnh phúc, thoải mái, yêu đời. Nếu bạn không chộp được đúng lúc tâm trạng đó của họ thì ít nhất hãy chờ đến khi họ vui vẻ và không vội vàng.
 
Chọn đúng thời điểm không bao giờ là điều vụn vặt vì nếu chọn sai thời điểm chính là một trong những lý do lớn nhất khiến mọi người từ chối.
 
3. Lên lịch hẹn
 
Trong trường hợp đối phương quá bận rộn, bạn phải có được sự chú ý trọn vẹn của họ, ít nhất trong vài phút. Hãy lên lịch hẹn, đề nghị hẹn gặp và khi đối phương hỏi lý do, bạn nói rằng: Muốn trao đổi trực tiếp về công việc hoặc hỏi xin ý kiến, lời khuyên. Dù cuộc hẹn thân tình hay nghiêm túc, bạn cần lên kế hoạch, tránh các mối xao lãng khác để tập trung vào điều bạn định đề nghị.
 
4. Biết khi nào cần tạm hoãn
 
Bạn đề nghị điều thực sự quan trọng với bản thân nhưng đôi khi trước cuộc hẹn gặp, bạn thấy chưa chuẩn bị kỹ càng. Lý do, có thể trong lúc đang chuẩn bị thì gặp khủng hoảng hoặc phát hiện điểm quan trọng vào phút chót.
 
Vậy bạn phải làm gì? Tốt nhất là nên báo hoãn và đề nghị lùi hẹn sang một ngày sau đó. Việc chờ thêm vài ngày cũng xứng đáng vì bạn biết rằng, mình sẽ chuẩn bị sẵn sàng cho lần gặp tiếp theo. Và bạn sẽ tiếp cận họ theo cách mà họ không thể từ chối được. Điều đó đáng để chờ đợi.
 
5. Trung thành với kịch bản
 
Bạn đã biết chắc là mình muốn đề nghị điều gì. Tuy nhiên, bạn cần biết vì sao người kia nên nhận lời. Vì vậy việc cần làm là ghi nhớ 3 lý do vì sao họ nên đồng ý. Ví dụ, chồng bạn yêu bạn vì chính con người bạn, nhưng anh ấy sẽ muốn giúp bạn ăn kiêng, nếu bạn chỉ ra được 3 lý do: ăn kiêng giúp bạn tự tin hơn, anh ấy sẽ không phải giấu hết bánh kẹo đi nữa và nếu bạn thon gọn, khỏe mạnh hơn, bạn có thể tập chạy cùng anh ấy lâu hơn.
 
Giờ thì bạn phải đảm bảo rằng khi đề nghị, bạn phải nêu rõ được 3 lý do để người kia có thể nắm được các lợi ích từ việc nhận lời bạn.
 
6. Luyện tập
 
Bạn phải tự tin nếu muốn đề nghị thành công. Sự tự tin đến từ việc biết chính xác mình đang làm gì. Vì vậy, trước khi đến cuộc hẹn, hãy luyện tập thật kỹ những gì bạn chuẩn bị nói.
 
Không nên học thuộc lòng từng từ một vì nghe sẽ rất cứng nhắc, thiếu tự nhiên. Bạn có thể ghi ra một vài từ nhưng quan trọng là phải nắm được các ý chính và ngôn từ sẽ tự tuôn ra. Phải đảm bảo rằng dù có lo lắng hay căng thẳng đến đâu, cũng không bỏ qua bất cứ điểm quan trọng nào ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng của người kia. 
 
Bạn hãy luyện tập cho đến khi biết rằng mình có thể:
 
Nhớ tất cả những gì mình muốn nói, kể cả khi bị áp lực
Nhớ được 3 ý chính
Nhớ được các cụm từ nhất định mà bạn nghĩ sẽ giúp bạn thành công
Nhớ tất cả các lý lẽ và con số mà bạn có thể cần đến
 
Đây là giây phút bạn đã cố gắng hàng ngày, hàng tuần, thậm chí hàng tháng để đạt đến. Không thể phá hỏng tất cả chỉ vì vài câu nói tại cuộc gặp.
 
Theo “100 bí quyết để có được mọi điều bạn muốn”
 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]