Tâm lý bọn trẻ đang đủ xáo trộn rồi, việc bạn thúc ép chúng phải gọi mình là “mẹ” chỉ khiến chúng mệt mỏi hơn, thậm chí ghét bạn.
 



Thay vào đó hãy nói: “Coi nào, chúng ta sẽ trở thành một gia đình lớn, và hạnh phúc!”. Bởi cuối cùng có thể bạn sẽ trở thành bà mẹ kế trong ngôi nhà có con chung, con riêng hạnh phúc nhất. Nhưng đó không phải chuyện một sớm một chiều. Các nghiên cứu cho thấy phải mất đến 3 năm để một gia đình kiểu này đi vào ổn định, và năm đầu tiên thường là năm khó khăn nhất.

2. “Cứ tự nhiên làm bất cứ gì con muốn”

Cho dù cần được yêu thương, bọn trẻ cũng cần cả những giới hạn. Người lớn nên đặt ra những ranh giới, nguyên tắc trong gia đình để các con phải theo, không ai ngoại lệ. Bạn hãy học cách nói (chứ không phải hét lên) rằng: “Trong gia đình này, chúng ta…”, như thế mỗi khoảng thời gian cả nhà bên nhau sẽ không trôi qua phí hoài bởi triền miên tranh cãi và thương lượng.

Thêm nữa, bất kể khoảng cách tuổi tác giữa bạn và các con chồng ra sao, bạn vẫn thuộc hàng vai vế cha - mẹ, cho nên hãy cố gắng nêu gương sống tốt cho bọn trẻ.

3. “Để cô lấy cho”, “cô sẽ lái xe”, “cô sẽ giặt”, “đừng để ý tới cô”…

Đừng để các con chồng hay chồng biến bạn thành osin trong nhà. Cho dù bạn là mẹ kế và bạn đang nỗ lực chứng tỏ thành ý của mình, cũng đừng tự biến bản thân thành chỗ sai khiến mọi công việc của tất cả mấy bố con. Gia đình cần có sự tổ chức rõ ràng để vận hành mọi việc, nếu bạn ôm đồm tất cả, bọn nhóc sẽ được huấn luyện thành kẻ lười biếng và thiếu tôn trọng “bà osin” trong nhà.

4. “Sao cái mặt dài ra thế kia?”

Các con của chồng bạn được phép có lúc buồn chứ, hãy tôn trọng tự do cá nhân của chúng, để chúng được thoải mái bộc lộ cảm xúc. Một điều hẳn nhiên là bọn trẻ sẽ còn đeo bộ mặt này trước bạn dài dài, vì chúng cho rằng bạn chính là bằng chứng cho thấy bố mẹ đẻ của chúng không bao giờ quay lại với nhau.

Đừng cố ra dấu rằng bạn đang chú ý đến nỗi buồn của chúng, tốt nhất là bạn lui đi, để bố chúng được đóng vai một người mẹ lúc này. Nỗi buồn rồi cũng qua thôi, chúng là trẻ con mà.

5. “Bố con và cô luôn…”

Đừng khoe khoang những giờ phút vui vẻ bạn và cha của những đứa trẻ ấy đã chia sẻ cùng nhau khi không có mặt chúng. Dẫu sao chúng đã đủ cảm thấy bị ra rìa rồi. Nếu bạn muốn mang lại cho bọn trẻ ấn tượng rằng mình và bố chúng là một cặp đôi hạnh phúc, thì đơn giản hãy sống thật hạnh phúc với nhau.

6. “Mẹ mày nuôi mày lớn để mày làm thế à?”

Chớ có bao giờ nói xấu người cũ (bao gồm cả việc bạn nói xấu người cũ của chồng hay chồng nói xấu người cũ của bạn). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mâu thuẫn của người lớn tiếp diễn ngay cả sau ly hôn là điều làm bọn trẻ đau khổ nhiều nhất.
 
Theo Huyền Anh (DT/Oprah)


Video đang được xem nhiều