6 dưỡng chất không thể thiếu trong thực đơn của bé

Mẹ có biết, chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé, nhất là khi còn nhỏ? MarryBaby mách mẹ 6 chất dinh dưỡng và những nguồn thực phẩm cần thiết để bé phát triển toàn diện.

0

Họ hàng nhà đậu không chỉ chứa protein mà còn chứa folate, rất tốt cho sự phát triển hệ thần kinh của bé

1/ Dinh dưỡng cho bé: Protein

Protein cần thiết cho quá trình xây dựng và hình thành các tế bào, giúp cơ thể phục hồi chấn thương và phát triển cơ bắp. Các loại thịt, cá là những nguồn đạm dồi dào nhất. Tuy nhiên, nếu bé nào không có niềm đam mê với thịt, mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé! Các loại đậu, hạt dẻ, hạt hướng dương hay những sản phẩm từ sữa cũng có thể cung cấp protein cho cơ thể bé.

Nhu cầu protein của các bé cũng khác nhau theo từng độ tuổi. Từ 1-3 tuổi, mẹ chỉ nên “nạp” cho con khoảng 13 g đạm mỗi ngày. Từ 4-8 tuổi, bé cần 19g chất đạm mỗi ngày. Mức chất đạm cần cho hoạt động hàng ngày của những bé từ 10 -13 tuổi là khoảng 28g. Một bé gái 15 tuổi sẽ cần khoảng 46g trong khi bé trai cần khoảng 52g chất đạm mỗi ngày.

2/ Dinh dưỡng cho bé: Chất béo

Trong suy nghĩ của nhiều mẹ, một chế độ dinh dưỡng lành mạnh thường không có mặt của chất béo. Tuy nhiên, điều này không đúng với chế độ dinh dưỡng của bé đâu mẹ nhé! Chất béo còn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển hệ thần kinh, đồng thời đẩy nhanh quá trình hấp thu một số loại vitamin của cơ thể.

Mẹ nên ưu tiên những loại chất béo từ thực vật như trái bơ, oliu, đậu phộng… hay các loại axit béo omega-3 và omega-6 được tìm thấy trong các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ…

Có cần cắt giảm chất béo trong chế độ dinh dưỡng cho bé 2 tuổi? Câu trả lời là không. Thậm chí nếu bạn đang cẩn thận áp dụng một chế độ dinh dưỡng ít chất béo cho những thành viên khác trong gia đình, bạn cũng không cần kiểm soát nghiêm ngặt lượng chất béo mà bé nạp vào trước khi bé 2 tuổi.

3/ Dinh dưỡng cho bé: Tinh bột

Tinh bột là một trong những nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, giúp bé duy trì những hoạt động thường ngày của mình. Mẹ nên cho bé ăn các loại tinh bột dạng phức tạp như ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, khoai tây, bánh mì nâu… hơn là loại tinh bột đơn giản từ cơm, bánh ngọt, kẹo, bánh mì trắng…

4/ Bổ sung canxi cho bé

Canxi không chỉ giúp bé phát triển răng và xương mà còn có vai trò chuyển hóa các chất, giúp cơ thể bé hấp thu dưỡng chất dinh dưỡng từ thức ăn hằng ngày. Các loại rau xanh như bắp cải,cần tây… hay hải sản đều có lượng canxi cao, rất tốt cho cơ thể bé. Mẹ cũng có thể cho bé ăn phô mai, sữa chua hoặc uống các loại sữa công thức để bổ sung thêm canxi cho bé.

Nhu cầu canxi theo độ tuổi của bé

5/ Bổ sung sắt

Sắt giúp cơ thể tạo ra hemoglobin và moyglobin, hai thành phần quan trọng vận chuyển oxy trong máu và trong cơ bắp. Thiếu máu do thiếu sắt sẽ làm cơ thể mệt mỏi, yếu đuối và cảm thấy khó chịu.

Mẹ nên bổ sung vào bữa ăn những nguồn cung cấp sắt như đậu, bánh mì, thịt bò, hải sản, gia cầm, các loại rau có lá xanh sậm. Ngoài ra, những thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi sẽ giúp cơ thể hấp thu chất sắt tốt hơn.

Dinh dưỡng cho bé khỏe mạnh (p.1) Chế độ dinh dưỡng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Cho bé ăn gì và ăn như thế nào là những điều mẹ hết sức quan tâm. Những điều cơ bản về dinh dưỡng sau đây sẽ giúp mẹ có cái nhìn bao quát hơn về chế độ dinh dưỡng của bé để từ đó đưa ra thực đơn dinh dưỡng cho bé...

6/ Chất xơ

Không chỉ giúp thúc đẩy hoạt động của cơ quan tiêu hóa, chất xơ còn giúp giảm bé giảm nguy cơ bị bệnh tim và ung thư khi trưởng thành. Ngoài ra, theo nghiên cứu của khoa Y trường đại học Southern California, thường xuyên ăn cà rốt hay những loại rau có màu cam, xanh có thể giúp ngăn ngừa các bệnh về gan, bệnh tiểu đường và giảm nguy cơ béo phì ở trẻ em.

MarryBaby

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]