6 lời khuyên hữu ích cho các startup (phần 2)

Mọi startup muốn khởi sự kinh doanh vì nhiều lý do: Họ muốn mở cửa hiệu để bán sản phẩm mình yêu thích; Họ muốn thoát khỏi địa vị người làm thuê; Họ không thể tìm được công việc nào khác… Dù vì bất kỳ lý do gì, các startup đều phải đối mặt với một số vấn đề phổ biến. Dưới đây là 6 lời khuyên hữu ích dành cho những chủ doanh nghiệp nhỏ muốn thành công.

0
1. Danh tiếng hay giàu có? Hãy lựa chọn sự giàu có
 
Đừng tìm kiếm danh tiếng. Hãy tìm kiếm sự giàu có. Tiền bạc vẫn hơn là những tấm mề đay.Lợi nhuận luôn hơn chức vị. Trợn cấp bằng vật chất vẫn hơn những đài tưởng niệm . Tiền thưởng vẫn hơn phần thưởng. Tiền mặt chắc chắn hơn con dấu.
 
 
Nếu bạn là sản phẩm của công ty bạn hoặc bạn phải chịu 100% trách nhiệm trong việc sản xuất sản phẩm giống như trong trường hợp một nghệ sỹ, hoặc một công ty luật chỉ có một người, một luật sư, thì danh tiếng có thể là công cụ quảng cáo hiệu quả. Nếu bạn không phải là sản phẩm của công ty bạn, thì đừng tìm kiếm sự nổi tiếng. Thay vào đó, hãy tìm kiếm sự nổi tiếng cho công ty hoặc cho sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Đừng tìm kiếm hình ảnh của bạn trên bìa tạp chí. Danh tiếng sản phẩm của bạn và việc bán hàng thường xuyên chứ không phải danh tiếng của riêng bạn làm rung chiếc máy đếm tiền. 
 
Đừng lãng phí thời gian hay tiền bạc vào những điều không thu hút được khách hàng hoặc không giữ được khách hàng. Trừ khi danh tiếng là một phần trong kế hoạch quảng cáo, danh tiếng chính là cái tôi cá nhân. Bạn không thể giữ cái tôi cá nhân trong ngân hàng.
 
Làm việc chăm chỉ, bán hàng chăm chỉ để tạo ra tên tuổi cho sản phẩm của mình. Tạo dựng danh tiếng của sản phẩm và sự giàu có sẽ đến từ đó. Sauk hi bạn giàu có, danh tiếng có thể sẽ đến nếu bạn muốn.
 
2. Luôn định giá theo giá trị
 
Cho dù sản phẩm hay dịch vụ của bạn là gì, bạn phải quyết định cách thức định giá nó. Một loại sách được đặt đúng tên dự vào chủ đề. Trước khi đọc những cuốn sách đố, và trước khi định giá những đơn hàng của bạn dựa trên những phương pháp truyền thống, hãy chú ý đến cụm từ đơn giả này: Định giá theo giá trị.
 
Có rất nhiều cách định giá. Bạn có thể định giá sản phẩm hoặc dịch vụ bằng cách lấy giá vốn cộng với chi phí. Bạn cũng có thể thiết lập một mục tiêu đạt tổng lợi nhuận ở mức 40% và định giá theo mục tiêu này. Bạn có thể tham khảo giá của đối thủ cạnh tranh, và thiết lập giá ngang bằng, thấp hơn hoặc vượt trội so với giá của họ. Những thiếu sót của những phương pháp này là một sự lý giải căn bản cho việc sản phẩm của bạn có thhuwjc sự giá trị đối với khách hàng.
 
Định giá theo giá trị nghĩa là giá mà bạn đặt ra sẽ phản ánh giá trị mà sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại cho khách hàng. Để làm được điều này, trước tiên bạn phải hiểu giá trị và ý nghĩa của nó với khách hàng của bạn.
 
Khi định giá một dịch vụ, điều này có nghĩa là tránh cạm bẫy của việc tính chi phí theo giờ. Thay vào đó, xem kết quả của dịch vụ và, giá trị của nó được định giá theo phần trăm giá trị kết quả mà nó mang lại.
 
3. Bán tiền, không bán sản phẩm
 
Khách hàng không mua sản phẩm hay dịch vụ: họ mua thứ mà họ thu được từ những sản phẩm và dịch vụ đó. Khách hàng không mua thuốc, họ mua sự chữa trị. Khách hàng không mua chăn, họ mua sự ấm áp. Khách hàng không mua những miếng đệm, mà mua những động cơ khô ráo, không rò rỉ. Và sự ấm áp, sự chữa trị, rồi những động cơ không rò rỉ có một giá trị tiền bạc được tạo ra tư fthuoosc, chăn và những miếng đệm. Khách hàng chỉ mua những sản phẩm này với 2 lý do: thứ nhất là để giải quyết một vẫn đề nào đó; thứ hai là để cảm thấy tốt hơn, hoặc đôi khi là cả 2 lý do trên. 
 
Đối với những sản phẩm được dùng để giải quyết vấn đề, công ty bán hàng phải quy ra tiền cho những giải pháp đó. Nếu giá trị đã được đô- la hóa của sản phẩm lớn hơn giá trị của nó, thì giá cả chỉ là chuyện nhỏ.
 
Bán tiền chứ không phải sản phẩm, và bạn sẽ bán được rất nhiều sản phẩm.
 
4. Luôn nắm bắt công việc kinh doanh
 
Đầu tiên hãy lập một doanh nghiệp, sau đó vạch ra cách thức hoạt động. Vạch ra những dự án, tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm hợp đồng, và bắt đầu công việc kinh doanh. Đừng để việc “thiếu khả năng” án ngữ trên con đường phát triển doanh nghiệp của bạn. Đừng để việc “thiếu người” ngăn cản bạn thực hiện dự án. Lập một doanh nghiệp không phải dễ. Đừng làm mọi việc khó khăn hơn bằng việc tạo ra nhiều lý do để không dự thầu, không cố gắng, không ký hợp đồng. Hãy luôn nói có. Luôn thực hiện công việc kinh doanh.
 
Đừng bao giờ từ bỏ một công việc kinh doanh mang lại lợi nhuận.
 
Nếu bạn có thể kiếm được tiền từ một công việc nào đó, hãy luôn tiến hành công việc này. Luôn thu hút khách hàng. Luôn có một con đường để phát triển. 
 
Luôn nhận đơn đặt hàng! Đừng nói dối, đừng lừa gạt, đừng để mất tiền. Nhưng cũng đừng để mất doanh nghiệp của bạn. Phải luôn có một công việc.
 
Hãy ghi nhớ câu châm ngôn cổ dành cho những người bán hàng: Không có chuyện gì xảy ra cho tới khi có một ai đó bán một thứ gì đó. Chủ doanh nghiệp nhỏ luôn bán một thứ gì đó và thường bán một thứ ông ta không có.
 
5. Sử dụng những đòn bẩy
 
Một thế giới hoàn hảo là điều không tưởng. Nhưng việc quản lý doanh nghiệp của bạn để nó đạt tới một thế giới hoàn hảo thật sự là một đường lối đúng đắn. Doanh nghiệp nhỏ chỉ nên làm những việc quan trọng, mấu chốt để thu hút và giữ chân khách hàng; chỉ tiến hành những hoạt động đó để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
 
Do đó, bạn luôn phải duy trì doanh nghiệp của mình hợp lý và đơn giản. Bất kỳ hoạt động quan trọng nào mà bạn, người chủ, không thể làm tốt thì phải giao cho người có khả năng làm. Bất kỳ chức năng nào không thật quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn phải được ai đó làm. Thuê những người khác để làm những việc này là bạn đã sải rộng cánh tay làm việc của mình, đã sử dụng được đòn bẩy.
 
Các đòn bẩy cơ bản
 
- Ủy thác: Giả sử bạn có 3 nhân viên, một  người làm được 30 đô la/1h, người khác làm được 20 đô la/1h và người còn lại làm được 15 đô la/1h. Nếu cả 3 cùng thành thạo công việc hãy giao cho người làm được 15 đô/1h.
 
- Sử dụng nguồn lực bên ngoài: Việc này có nghĩa là chuyển những hoạt động kinh doanh ra ngoài công ty, và thuê các công ty khác chuyên về hoạt động đó.
 
- Sử dụng cố vấn: Có rất nhiều nhà cố vấn có thể cung cấp kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp cho mọi loại hình doanh nghiệp và mọi ngành kinh tế
 
- Nhân công thời vụ: Có vô số nhân công thời vụ đủ năng lực đảm nhận các công việc thời vụ, công việc cấp tốc, và cả những công việc đặc biệt.
 
- Thực tập sinh: Những sinh viên thực tập sinh rất nhiệt tình, chăm chỉ thông minh và năng động sẽ hoàn thành công việc một cách xuất sắc nếu có sự hướng dẫn tốt.
 
Hãy sử dụng đòn bẩy cho chính bạn và cho doanh nghiệp của bạn để phát triển và thành công.
 
6. Chủ doanh nghiệp không phải là ông chủ
 
Bạn có thể sở hữu một công ty, nhưng bạn không phải là ông chủ. Bạn có thể là thành viên duy nhất trong công ty nhưng không phải là ông chủ. Bạn còn có rất nhiều ông chủ.
 
Ông chủ đầu tiên của bạn là khách hàng. Bạn làm việc cho khách hàng. Người khách hàng tốt sẽ cho bạn biết họ cần gì và bạn sẽ làm điều đó. Nếu khách hàng muốn những quả táo sạch bóng, hãy lau chúng thật sạch. Nếu khách hàng muốn được cập nhật thông tin hàng tuần, hãy lên lịch vào thứ 6 hàng tuần. Nếu khách hàng muốn thanh toán bằng thẻ hãy chấp nhận thẻ. Bạn hãy làm bất cứ điều gì tốt cho khách hàng.
 
Bạn làm việc cho nhân viên của mình. Bạn loại bỏ cá chướng ngại vật cản trở nhân viên hoàn thành công việc. Bạn tổ chức đào tạo nhân viên. Bạn mang lại cho họ công việc, nơi làm việc và cuộc sống đầy đủ, tốt đẹp hơn. Bạn lắng nghe và làm theo những ý kiến hợp lý, có ích của họ.
 
Có thể bạn cũng có chủ nợ, các nhà đầu tư hay đối tác. Bạn buộc phải thực hiện những điều đã cam kết với họ. Bạn phải trả cho họ những khoản lãi. Bạn có thể đã ký vào những bản hợp đồng như hợp đồng thuê cửa hàng và bạn buộc phải thực hiện chúng.
 
Bạn đang làm việc cho khách hàng của mình. Bạn làm việc cho nhân viên, chủ nợ và cổ đông của mình. Bạn cũng làm việc cho nhân viên thuế quan. Nhưng bạn cũng đang làm việc cho chính mình và điều đó hoàn toàn hợp lý.
 
Trích: bí quyết để kiếm được bộn tiền
 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]