6 mẹo nhỏ tạo cho bé thói quen học bài

Sẽ thế nào nếu con bạn khăng khăng không làm bài tập ở nhà? Một cuộc cãi nhau hay một màn nước mắt sẽ diễn ra? Thay vì la mắng và ép buộc bé, sao bạn không thử những cách sau đây để giúp “công cuộc” là bài tập về nhà của bé trở nên sẽ dàng hơn.

15.5795

Bài tập về nhà là một trong những cách giúp bé rèn luyện thói quen học tập, tính trách nhiệm và kỷ luật trong bé. Bài tập về nhà còn là cách giúp bé củng cố lại những điều đã được học trên lớp. Điều quan trọng đầu tiên không phải bắt bé làm cái gì mà là giải thích cho bé tầm quan trọng của việc làm bài tập ở nhà.

Tiếp theo đó, bạn có thể từng bước giúp trẻ thiết lập thói quen làm bài tập về nhà với 10 mẹo nhỏ sau đây:

1. Góc học tập của bé

Bạn nên cùng bé chuẩn bị góc học tập cá nhân. Việc tự tay chuẩn bị góc học tập cho mình có thể giúp bé gia tăng hứng thú học tập hơn rất nhiều. Ngoài ra, có một chỗ học riêng giúp bé chuyên tâm trong học tập hơn. Bạn nên lưu ý đặt bàn học của bé ở nơi tránh xa TV hoặc các thiết bị giải trí khác có thể ảnh hưởng đến sự tập trung của bé.

2. Thời gian học tập cố định

Cũng giống như bàn học, bạn nên cho bé chọn thời gian làm bài tập của riêng mình thay vì nhồi nhét bé đi theo thời khóa biểu của bạn. Khuyến khích bé tuân theo thời gian biểu đã định ra của mình.

3. Luôn có ngoại lệ

Dù đã lập ra thời gian biểu nhưng thỉnh thoảng bạn có thể dành cho bé vài ngoại lệ. Nhưng bạn nên chắc rằng, bé không nên quá quen với những ngoại lệ này. Thay vì bắt bé ở nhà làm bài trong ngày cuối tuần vào thời gian đã định, bạn có thể cho phép bé đi chơi nhưng nhưng bù lại bé phải học nhiều hơn vào ngày hôm sau.

Giúp bé học có thể giúp gia tăng tình cảm giữa mẹ và bé.

4. Cùng bé làm bài tập

Điều này không có nghĩa là bạn làm giúp bé những bài tập trên lớp. Bạn chỉ nên ở vừa đủ gần để quan sát bé và giúp bé trong những trường hợp nhất định. Tạo cho bé thói quen độc lập trong suy nghĩ và chỉ nên giúp bé khi thấy điều đó thật sự cần thiết. Nếu bé đang gặp khó khăn trong việc giải quyết một bài tập khó nhằn nào đó, bạn có thể đưa ra những gợi ý giúp bé giải quyết. Tất nhiên, đó chỉ là những gợi ý chứ không phải là phương pháp giải quyết vấn đề. Bé phải là người tìm ra cách giải quyết chứ không phải bạn. Đây chính là mấu chốt quan trọng của việc làm bài tập về nhà.

Bạn cũng có thể dành thời gian giúp bé kiểm tra lại kết quả và chỉ ra cho bé những chỗ bé làm sai. Đừng nên la mắng bé những lúc bé làm sai mà chỉ nên nhẹ nhàng nói chuyện với bé. Đây cũng là thời gian giúp cha mẹ và con cái gia tăng thêm tình cảm gia đình.

>>> Xem thêm:

5. Làm gương cho bé

Trẻ con luôn muốn được bắt chước và làm giống người lớn. Bé sao có thể làm ngơ đống bài tập của mình trong khi bạn cũng đang ngồi vào bàn và làm “bài tập” của bản thân. Có thể đơn giản chỉ là đọc một cuốn sách, tính toán lại hóa đơn chi tiêu trong nhà… Hai mẹ con cùng làm bài tập sẽ vui hơn nhiều đúng không nào?

6. “Hối lộ”

Một lưu ý nhỏ nữa cho các mẹ là không nên đưa ra những “phần thưởng” khi muốn bé làm bài tập ở nhà. “Nếu con làm bài tập mẹ sẽ đưa con đi chơi” hay như “Nếu con làm hết bài này, mẹ sẽ mua bánh cho con ăn” là những lời bạn không nên nói với bé. Để bé hiểu bài tập về nhà là những việc bé cần làm chứ không phải là việc bé làm để có những lợi ích khác.

MarryBaby

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]