7 Cách Chống Lại Suy Thoái Trong Cuộc Sống

Bạn đang lo lắng suy thoái kinh tế có thể ảnh hưởng đến mình? Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm vì có rất nhiều thói quen hàng ngày vô cùng đơn giản giúp làm giảm mối lo âu khi nền kinh tế đi xuống hoặc thậm chí có thể giúp bạn “quẳng gánh lo đi mà sống”. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra bảy cách làm như vậy.

15.6042

Thứ nhất: Luôn có một quỹ dự phòng

Nếu như bạn gửi nhiều tiền trong một tài khoản với mức lãi suất cao, được bảo đảm bởi Cơ quan bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC), thì tiền của bạn không chỉ giữ nguyên giá trị khi thị trường trở nên bất ổn mà còn có tính thanh khoản rất cao, giúp bạn có sẵn tiền trong tài khoản khi bị mất việc hoặc bị cắt giảm lương. Ngoài ra, nếu như bạn có tiền mặt thì sẽ không phải lo lắng khi những nguồn quỹ dự phòng cạn kiệt.

Thứ hai: Luôn chi tiêu trong giới hạn tài chính

Nếu như bạn biến việc tiêu dùng có giới hạn thành một thói quen hàng ngày thì bạn ít có nguy cơ mắc vào những khoản nợ tiêu dùng hay phải điều chỉnh các khoản chi tiêu khác để đền bù vào khi giá khí đốt hoặc thực phẩm tăng cao. Ngoài ra, bạn sẽ lâm vào tình trạng nợ nần chồng chất nếu như các khoản nợ không được thanh toán ngay lập tức - nếu bạn nghĩ giá khí đốt cao, hãy đợi đến khi bạn phải trả 29,99%  lãi suất phần trăm hàng năm (APR) cho chúng.

Ở một cấp độ khác của nguyên tắc này, nếu bạn có chồng hoặc vợ và gia đình bạn có hai nguồn thu nhập, thử xem bạn có thể sống thế nào nếu chỉ dựa nhờ vào một nguồn thu nhập mà thôi. Trong những thời điểm thuận lợi, cách này sẽ cho phép bạn tiết kiệm được một số tiền đáng kinh ngạc – đến mức bạn có thể trả món tiền thế chấp của mình nhanh chóng hay có thể về hưu sớm nếu có thêm 40,000 đô tiết kiệm hàng năm. Còn trong những thời điểm khó khăn, khi chồng hoặc vợ của bạn bị sa thải thì bạn vẫn sẽ ổn vì đã quen với việc sống nhờ vào một nguồn thu nhập. Những thói quen tiết kiệm tạm thời phải dừng lại, nhưng những khoản chi tiêu hàng ngày vẫn có thể tiếp tục như bình thường.

Thứ ba: Có nhiều hơn một nguồn thu nhập

Kể cả khi bạn có một công việc toàn thời gian lí tưởng thì có thêm nguồn thu nhập bên mình vẫn là một ý kiến không tồi, dù đó chỉ là một công việc tư vấn hoặc bán hàng trên mạng. Với thực tế là không có gì bảo đảm về công việc như hiện nay thì càng có nhiều việc nghĩa là bạn càng an tâm. Nếu như bạn mất một công việc, ít nhất bạn vẫn còn việc khác để làm. Có thể bạn sẽ không kiếm được nhiều tiền như trước, nhưng có còn hơn không.

Thứ tư: Có tư duy dài hạn về những khoản đầu tư

Vậy sẽ ra sao nếu như có một cú sốc mạnh trong thị trường sẽ khiến khoản đầu tư của bạn mất 15% giá trị? Nếu không bán thì bạn sẽ không mất gì cả. Bởi thị trường vận động theo chu kì, về lâu dài, bạn có rất nhiều cơ hội để bán lại với giá cao. Trong thực tế, nếu bạn quyết định đầu tư khi thị trường giảm, bạn sẽ không phải hối tiếc về quyết định này về sau.

Vây nên, khi gần đến tuổi nghỉ hưu, bạn nên chắc rằng mình có đủ tiền chi tiêu hàng ngày, sở hữu những khoản đầu tư ít rủi ro và thanh khoản cao để có thể nghỉ hưu đúng lúc và để cho cổ phiếu trong danh mục đầu tư của mình có thời gian để phục hồi. Nhớ rằng, bạn không cần tất cả tiền nghỉ hưu của mình ở tuổi 65 – mà bạn chỉ cần một phần của nó thôi. Thị trường có thể suy giảm khi bạn 65 tuổi, nhưng cũng có tăng trưởng khi bạn 70.

Thứ năm: Tự đánh giá khả năng chấp nhận rủi ro của mình

Thật vậy, các chuyên gia đầu tư nói rằng con người ở những nhóm tuổi nhất định nên phân bổ danh mục đầu tư theo những cách thức nhất đinh, nhưng nếu như bạn mất ngủ vì các khoản đầu tư của mình mất 15% giá trị trong năm nayngay cả khi năm nay vẫn chưa kết thúc, thì bạn cần nghĩ về việc thay đổi cách thức phân bổ tài sản. Đầu tư là sự bảo đảm an toàn về mặt tài chính chứ không phải để mang đến cho bạn cảm giác thấp thỏm không yên.

Đừng vội vàng bán bất kì thứ gì khi thị trường suy giảm, hoặc bạn sẽ mất tiền một cách vô ích. Khi tình hình thị trường được cải thiện cũng là lúc nên trao đổi một vài cổ phiếu lấy trái phiếu, hoặc trao đổi một vài cổ phiếu vốn hóa nhỏ rủi ro cao lấy những cổ phiếu blue-chip giá cao mà ổn định hơn. Nếu như bạn có khoản tiền nhàn rỗi và muốn điều chỉnh lại việc phân bổ tài sản khi thị trường đang suy giảm, bạn có thể thu lợi từ việc “bơm tiền” vào các cố phiếu giá thấp tạm thời nhưng có giá trị về lâu dài.

Rủi ro lớn nhất đó là đánh giá quá cao khả năng chấp nhận rủi ro của bản thân sẽ khiến bạn có những quyết định đầu tư sai lầm. Kể cả nếu như bạn đang ở thời điểm “nên có” 80% cổ phiến và 20% trái phiếu, bạn sẽ không bao giờ nhận được lợi nhuận mà những nhà cố vấn đầu tư hứa hẹn ban đầu nếu bạn quyết định bán ra khi thị trường suy giảm. Những gợi ý về việc phân bổ tài sản này chỉ dành cho những ai có thể “ngồi vững trên lưng ngựa”.

Thứ sáu: Đa dạng hóa các khoản đầu tư

Nếu như bạn đa dạng hóa các khoản đầu tư, rủi ro sẽ được giảm bớt,  và bạn dễ dàng bám trụ hơn qua những đợt suy giảm trên thị trường. Nếu như bạn sở hữu một ngồi nhà và có một tài khoản tiết kiệm thì bạn đã bắt đầu thực hiện bước này với một khoản tiền đầu tư bất động sản và có một chút tiền mặt. Cụ thể là, hãy xây dựng một danh mục mà các khoản đầu tư theo cặp không tương quan chặt chẽ với nhau, nghĩa là khi một cái tăng thì cái kia giảm và ngược lại (như cổ phiếu và trái phiếu) 

Thứ bảy: Luôn giữ cho điểm tín dụng ở mức cao

Khi thị trường tín dụng được thắt chặt, chỉ có những người sở hữu tín dụng tốt mới có khả năng vay thế chấp, vay thẻ tín dụng hay các loại vay nợ khác. Những thói quen như là chi trả hóa đơn đúng hạn, duy trì dùng những chiếc thẻ cũ nhất và khống chế tỉ trọng giữa nợ và tín dụng thấp sẽ giúp cho điểm tín dụng của bạn luôn cao.

Lời kết

Điều tuyệt vời nhất của những thói quen này là chúng không chỉ phục vụ bạn trong thời điểm suy thoái mà chúng còn rất có ích đối với bạn bất kể thị trường có chuyển biến ra sao. Nếu bạn thực hiện những chiến thuật tài chính này thì một cuộc suy thoái sẽ ít có khả năng ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của bạn.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]