7 câu nên hỏi bác sỹ để chẩn đoán ung thư

(Kiến Thức) - Đừng bỏ qua những câu hỏi dưới đây đối với bác sỹ để bạn được chẩn đoán ung thư chính xác hơn.

15.5766
Dưới đây là những lời khuyên mà Tiến sỹ Nebeling, thuộc Viện Nghiên cứu ung thư Mỹ khuyên bạn nên hỏi các bác sỹ để chẩn đoán ung thư. 
Tôi có người thân bị ung thư, điều đó có ảnh hưởng đến tôi không? Nếu như người thân trong gia đình bị ung thư thì hãy hỏi bác sỹ về phần trăm nguy cơ của bạn. 
Không phải tất cả các loại ung thư đều di truyền nhưng một số loại cũng do gen gia đình. Thông thường, bác sỹ sẽ hỏi bạn có bất kỳ sự thay đổi nào về lịch sử y tế gia đình trong thời gian gần đây và bạn phải chủ động nói hết bệnh tật trong gia đình mình.  
 Tôi có nên thay đổi thời gian khám sàng lọc ung thư nếu gia đình có người mắc bệnh này? Mục đích của việc sàng lọc ung thư là để đem lại lợi ích cho mọi người trong việc chẩn đoán và điều trị ung thư sớm. Hãy hỏi bác sĩ điều này nếu gia đình bạn có người mắc bệnh ung thư. 
 Lúc đó, bác sĩ sẽ tính toán mức độ ảnh hưởng, di truyền và đưa ra lời khuyên về việc kiểm tra sức khỏe. Ví dụ, nếu mẹ và chị gái của bạn mắc ung thư vú trước 50 tuổi, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên bắt đầu sàng lọc chụp quang tuyến vú trước tuổi 40.
Công việc của tôi có ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư? Công việc có thể không quyết định bạn có ung thư hay không nhưng có một số công việc góp phần rủi ro gây ra bệnh này.  
Ví dụ như bạn làm việc trong môi trường dầu mỏ hay khí đốt thì nó sẽ dẫn đến nguy hại sức khỏe bao gồm ung thư. Hãy trao đổi với bác sỹ về tiềm năng ung thư trong công việc của bạn, những nơi bạn có khả năng tiếp xúc với hóa chất, cho dù là các loại khí đốt, amiăng. 
Tôi có thể tự chẩn đoán ung thư khi nhìn vào da mình không? Hoàn toàn có khả năng. Nhiều người trong chúng ta không để ý đến sự thay đổi của làn da mình, thậm chí nhiều người còn không nghĩ đến khả năng ung thư da. 
 Da là một trong những bộ phận dễ đoán bệnh nhất trên cơ thể. Hãy để ý nếu như da ngả màu bất thường, đặc biệt là các nốt ruồi vì đó là nguy cơ tiềm ẩn của ung thư da. 
 Những loại polyp nào gây ung thư? Bác sĩ Therese Bevers, Giám đốc y tế Trung tâm phòng chống Ung thư tại Đại học Texas (Viện Anderson), cho biết bà đã gặp nhiều người hoàn toàn không hiểu được kết quả tầm soát ung thư đại tràng của mình.
Theo bác sĩ này, có 2 dạng polyp thường gặp nhất là polyp tăng sản và polyp tuyến. Polyp tăng sản thường có kích thước nhỏ, hay gặp ở đoạn cuối đại tràng, rất ít khi trở thành ác tính. Còn polyp tuyến (adenomatous) là loại polyp bạn nên quan tâm vì không phải tất cả các polyp loại này đều phát triển thành ung thư nhưng chúng được coi là tiền ung thư. 
 Làm gì để giảm nguy cơ ung thư? Bạn không thể thay đổi được gen di truyền nhưng bạn vẫn có thể thay đổi được lối sống không lành mạnh của mình. Bỏ thuốc và rượu là yếu tố hàng đầu, sau đó là duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. 
Hoặc hãy ghi nhớ quy tắc bôi kem chống nắng, ăn nhiều trái cây rau quả, làm cho cơ thể ra mồ hôi thường xuyên… là cách tốt nhất để phòng chống ung thư. 
 Bao lâu đi khám lại một lần? Sẽ là một ý tưởng tốt khi bạn sắp xếp lịch hẹn định kỳ với bác sỹ. Thời gian tốt nhất là 6 tháng/lần để các bác sỹ có thể bắt được những tín hiệu ung thư. 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]