7 dấu hiệu và cách chống stress hiệu quả

(VTC News) - Các dấu hiệu dưới đây giúp cảnh báo cơ thể bạn đang stress và cần bổ sung các thực phẩm thiết yếu để cải thiện tình trạng.

15.5851



1. Nhiệt miệng, lở miệng

Đây là dấu hiệu tình trạng thiếu vitamin B, đặc biệt là B6 khi cơ thể bị stress. 

Vitamin nhóm B rất quan trọng đối với sức khoẻ của hệ thần kinh bởi vitamin B6 tham gia vào sản xuất các chất dẫn truyền serotonin và dopamine điều phối tâm trạng và động cơ và kể cả melatonin - chất điều chỉnh giấc ngủ.

Nguồn thực phẩm hỗ trợ: Cà rốt, thịt gà, trứng, cá, thịt, đậu Hà Lan, rau bina, hạt hướng dương, quả hồ đào, quả bơ, chuối, đậu, bông cải, gạo nâu, ngũ cốc nguyên cám, bắp cải, bắp và khoai tây.

Căng thăng sẽ gây nên các bệnh về răng miệng.
2. Nghiến răng

Stress lâu ngày thường làm cho hàm ngậm lại và gây ra hiện tượng nghiến rang lúc ngủ. Nguyên nhân là do sự thiếu hụt vitamin B5. Đây là vitamin giúp sản xuất chất truyền dẫn thần kinh acetylcholine - giúp chúng ta bình tĩnh và giữ cân bằng trạng thái cho cơ thể.

Mức vitamin thấp có nghĩa là cơ thể đã giảm khả năng xoa dịu tinh thần sau cơn stress và ảnh hưởng đến các vấn đề trí nhớ. Vì thế nên bổ sung vitamin B đầy đủ để sản sinh năng lượng và cân bằng sức khỏe thần kinh.

Nguồn thực phẩm nên bổ sung: Thịt bò, trứng, rau sống, thận, các loại đâu, gan, nấm, các loại hạt, cá biển, bột lúa mạch đen nguyên cám.

3. Đốm trắng trên móng tay

Đây là hiện tượng được nhiều người cho rằng thiếu canxi nhưng thực chất là do thiếu hụt các khoáng chất. Trong đó, kẽm là khoáng chất được cơ thể sử dụng nhiều nhất và cho phép sản xuất năng lượng, chữa lành và tái tạo khi cơ thể stress. 

Kẽm rất quan trọng đối với các hệ thống enzym trong cơ thể, đối với miễn dịch và đối với việc sản xuất hormone, trong đó có insulin và hormone sinh dục.

Kẽm trong thực phẩm thực vật ít khả dụng hơn trong thực phẩm động vật vì nó liên kết với phytate (một loại xơ) làm khó hấp thụ, nên những người ăn chay thường phải dùng thuốc bổ sung kẽm khoảng 15-20mg mỗi ngày. Hạt hướng dương chính là nguồn cung cấp kẽm tốt.

Nguồn thực phẩm: cá, thịt, hạt hướng dương, hạt bí đỏ, hạt thông, các loại hạt, hàu, cua, bột lúa mạch đen, pho mát.

4. Đau họng và sổ mũi

Căng thẳng khiến cơ thể chúng ta giảm sức đề kháng, dễ bị cảm lạnh và thường xuyên bị đau họng và sổ mũi. Cách đơn giản nhất để khắc phục vấn đề này là bổ sung vitamin A là ăn nhiều rau xanh và thịt để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Những nguồn thực phẩm bổ sung: Gan động vật, dầu gan cá và các loại trái cây và rau xanh, đỏ, cam và vàng. Măng tây, bông cải xanh, dưa đỏ, cà rốt, đu đủ, đào, bí ngô, ớt đỏ, rau bina, cải xoong và bí vàng.

Căng thẳng cũng làm cơ thể giảm sức đề kháng nên dễ bị đau họng và sổ mũi. 
5. Táo bón kèm tiêu chảy

Bệnh táo bón kèm tiêu chảy xảy ra do tình trạng cơ thể thiếu hụt lượng magie. Ngoài ra, thiếu magie cũng gây nên các các triệu chứng căng thẳng liên quan đến cổ điển như lo âu, khó chịu, mất ngủ, trầm cảm và đau cơ bắp.

Magie là một khoáng chất cần thiết cho xương và các mô trong cơ thể. Bổ sung magie đầy đủ giúp làm dịu cơ bắp và giảm căng thẳng cho hệ thần kinh giúp cơ thể giảm bắt gánh nặng và mệt mỏi.

Rất nhiều nguồn thức ăn có thể cung cấp lượng magie cần thiết mỗi ngày như: Các loại hạt, đậu nành, rau màu xanh đậm, cà rốt, đậu Hà Lan, khoai lang, hạt hướng dương, vừng, đậu lăng, bơ, súp lơ, cá, thịt.

6. Sưng nướu, chảy máu răng        

Thiếu vitamin C, cơ thể dễ bị bầm tím hoặc chảy máu nướu khi đánh răng. Một số dấu hiệu khác bao gồm dễ nhiễm trùng, hay mắc cảm lạnh và khó hồi phục bệnh.

Vitamin C là một chất chống oxy hóa và hỗ trợ sản xuất hormone chống stress và interferon (protein hệ miễn dịch).

Trái cây có múi chính là một nguồn cung cấp vitamin C dồi dào.

Những nguồn thực phẩm bổ sung: Trái cây (dưa hấu, đu đủ, xoài, dứa, cà chua, dâu tây…), rau xanh, măng tây, bông cải xanh, cải xoăn, hành tây, đậu xanh, củ cải, rau bina.

7. Mụn mọc ở đùi và tay

Đây là triệu chứng do thiếu vitamin E, vitamin A biểu hiện dưới dạng dày sừng nang lông, mọc các đốm mụn ở dưới đùi và cánh tay.

Vitamin E là chất chống oxy hóa giúp cải thiện lưu thông máu đồng thời giúp giảm sẹo do vết thương phần mô mềm gây nên.

Những nguồn thực phẩm bổ sung: Các loại rau lá xanh đậm, các loại đậu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, trứng, tảo bẹ, sữa, bột yến mạch, khoai lang và cải xoong.



Thiên Hoa (Theo Dailymail) 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]