7 sai lầm ngu ngốc của những người thông minh

Thông minh là một lợi thế lớn trong cuộc sống, nhưng nó không phải là một tấm vé vàng. Những người thông minh, mặc dù có tố chất bẩm sinh vẫn có thể và thường đình trệ trong sự nghiệp và không hạnh phúc trong cuộc sống riêng bằng những người có chỉ số thông minh khiêm tốn hơn như chúng ta. Vì sao vậy?

15.6159



Câu hỏi: "Đâu là những điều ngu ngốc mà những người thông minh làm?" đã khuấy động  sự quan tâm của nhiều doanh nhân, những người quan tâm và sinh viên trên trang Quora, họ đã chia sẻ những hiểu biết của mình về những sai lầm thường gặp nhất của những người thông minh. Nếu bạn thuộc tuýp người thông minh, hãy coi đây là những cảnh báo để tránh những sai lầm này.

1. Ưu tiên suy nghĩ hơn là hành động

Doanh nhân Chris Yeh cho rằng: "Những người thông minh thích suy nghĩ. Nó đến một cách tự nhiên với họ và họ giỏi suy nghĩ. Nhưng suy nghĩ chỉ đưa bạn tới chừng mực nào đó thôi, nhất là khi bạn đang cố gắng tạo ảnh hưởng đối với thế giới. Tới lúc nào đó, bạn phải hành động. Nghiên cứu và lên kế hoạch chỉ tuyệt vời ở mức độ nào đó, nhưng lại tạo ảo tưởng nguy hiểm tới tiến độ. Rốt cuộc, cách duy nhất để tạo khác biệt là làm điều gì đó. Hãy bắt đầu ngay bây giờ”.

2. Phớt lờ thiết kế và thẩm mỹ

Nếu là một chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó, thì bạn sẽ dễ quên rằng những người không phải chuyên gia thường ít quan tâm tới các chi tiết như bạn và quan tâm hơn tới cảm nhận chung về thứ đó hơn”.

Doanh nhân Lee Semel cho biết: "Khi iPod mới ra mắt, những người trong giới công nghệ phàn nàn rằng nó thiếu các tính năng và giá quá cao. Trong khi đó, sản phẩm này rất tuyệt vời và dễ sử dụng nên những người bình thường đổ xô đi mua nó”.

3. Thể hiện sự tôn trọng thái quá đối với những nhân vật quyền lực

Đây không chỉ là sai lầm của riêng những người thông minh, nhưng nếu bạn có xu hướng tôn sùng những người học cao và thông minh, thì bạn sẽ dễ rơi vào cái bẫy đó. Người sáng lập doanh nghiệp Arsne Hodali cảnh báo: " Stanley Milgram, nhà tâm lý học của trường đại học Yale đã đúng, nhiều người (trong đó có cả những người thông minh) phục tùng những người có quyền lực không chút nghi ngờ, ngay cả khi kết quả thu về hoàn toàn bất lợi”.

Semel bổ sung: "Nhiều người thông minh có vẻ là những người đi theo, có lẽ vì họ dành quá nhiều thời gian làm hài lòng những người khác thông qua các thành tích học tập và các hoạt động ngoại khóa đến nỗi họ không bao giờ hiểu mình thực sự thích làm gì hay thử thứ gì đó thật đặc biệt”.   

4. Xem thường kết quả đạt được nhờ sự cố gắng

Để đạt được thành công thì sự nỗ lực quan trọng hơn tài năng thô, nhưng vì có tài năng chưa gọt giũa nên những người thông minh đôi khi quên mất việc rèn luyện sự cố gắng. Kỹ sư phần mềm Maurice Stephens cho rằng: "Những người thông minh, có những ý tưởng phức tạp từ khi còn rất trẻ, thường vất vả sau này khi tính kiên trì và kỷ luật trở thành những phẩm chất hàng đầu”.

Theo Semel, những người thông minh “luôn được khen ngợi là ‘thông minh’ mỗi khi họ làm tốt điều gì đó. Mối nguy hiểm là họ trở nên quá dựa dẫm vào cảm giác mình thông minh và được những người khác khen ngợi đến nỗi tránh làm những việc mình không giỏi ngay lập tức”.

5. Quá tự tin

Nếu chỉ vì bạn thông minh ở một lĩnh vực thì không có nghĩa là bạn thông tuệ mọi thứ, và cũng không có nghĩa là bạn có thể đi tắt. Nhiều người thông minh mắc sai lầm ở điểm này.

Một bản nghiên cứu được đăng tải trên Journal of Personality and Social Psychology đã đưa ra những vấn đề logic để mọi người giải quyết và đã phát hiện ra rằng những người thông minh có xu hướng mắc nhiều sai lầm hơn những người có trí thông minh ở mức trung bình, vì những người thông minh thường tìm kiếm đường tắt và các giả định do quá tự tin.

Những người thông minh đôi khi nghĩ rằng họ là chuyên gia trong lĩnh vực của họ, nên nghiễm nhiên họ có đủ trình độ trong những lĩnh vực khác, trong khi họ chẳng hiểu gì cả. Chẳng hạn các bác sỹ có tiếng là những nhà đầu tư tồi.

6. Luôn muốn mình đúng

Con người ta có lúc đúng, lúc tử tế, lúc lại điên khùng. Những người thông minh không phải lúc nào cũng giỏi chọn mặt trận của họ, Semel cho rằng: "Nhiều người thông minh hành động như thể là người đúng sẽ vượt trội tất cả mọi thứ khác và nếu mọi người sai, những người thông minh sẽ nói toạc móng heo với họ và cho rằng làm như vậy sẽ khiến những người khác yêu mến họ. Họ cũng tin rằng họ có thể thay đổi suy nghĩ của những người khác thông qua tranh cãi và lý lẽ mà phớt lờ cảm xúc và sự khó chịu của mọi người khi ra quyết định hoặc tiếp nhận các niềm tin”.

7. Đánh giá quá cao giáo dục

Đừng để việc đi học cản trở quá trình học tập của bạn, đó là lời khuyên nổi tiếng của Mark Twain, nhưng theo nhiều người, nhiều người thông minh không chỉ thường mắc phải lỗi này mà thậm chí còn không thấy được sự khác biệt. Nhà phát triển phần mềm và doanh nhân Tim Scott cho rằng những người thông minh thường “đánh giá thấp kinh nghiệm”, còn Chaudhuri thấy rằng "người học cao thường khiến những người khác nghĩ rằng mức độ danh tiếng của trường đại học nơi họ theo học phản ánh sự thông minh của họ”. Hiển nhiên, điều này không đúng.

Semel giải thích rằng: "Những người thông minh thường dùng sự thông minh là thước đo toàn thể một con người. Họ không thấy được giá trị bên trong của mọi người hoặc nhìn nhận hoàn toàn sai về những người khác”.

 

(Dịch từ Inc)

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]