7 tục lệ độc đáo vào ngày lễ Valentine

Không phải quốc gia nào trên thế giới cũng đều đón chào ngày lễ Tình nhân theo cách giống nhau

0
  • 1

    Slovenia

    Tại Slovenia, thánh Valentine là một trong những vị thánh của mùa xuân, chính vì vậy, ngày 14-2 hàng năm ở đây được coi là ngày đầu tiên trong năm mới để mọi người bắt đầu ra đồng và làm việc. Theo quan niệm truyền thống, vào ngày này, thánh Valentine sẽ đến và đánh thức vạn vật sau những tháng ngày đông lạnh giá, cây cỏ và hoa lá sẽ bắt đầu đâm chồi này lộc. Người ta còn tin rằng, trong ngày này, những chú chim trên cánh đồng sẽ tìm được bạn tình cho mình và cùng nhau xây dựng tổ ấm. Đối với người Slovenia, ngày lễ tình nhân thực sự của họ đến muộn hơn một chút – ngày 12/3 hàng năm, hay còn gọi là ngày của thánh Gregory.

  • 2

    Nhật Bản

    Trong ngày 14-2, các cô gái Nhật Bản sẽ tặng socola cho người mà mình yêu thích. Tuy nhiên, việc tặng loại socola nào cũng phải phụ thuộc vào từng mối quan hệ. Ví dụ như loại Giri-choko được mua để tặng cho sếp, đồng nghiệp hay bạn bè. Trong tiếng Nhật, Giri có nghĩa là bắt buộc, vậy nên chúng không mang bất cứ ý nghĩa tình cảm lãng mạn nào cả. Trái lại, Honmei-choko là loại socola chỉ dành riêng cho bạn trai, người yêu hay chồng. Chúng có  ý nghĩa rất đặc biệt và đều được các cô gái tự tay làm lấy. Những người được nhận Honmei-choko vào ngày lễ tình nhân đều được coi là rất may mắn.

    Một tháng sau đó, vào ngày Valentine trắng (14/3) , các chàng trai lại đáp lễ bằng những món quà được quy ước là phải có giá trị ít nhất là gấp 2 hay gấp 3 lần món quà mà họ nhận được trong ngày lễ tình nhân 14/2. Tục lệ này được người Nhật gọi là sanbai gaeshi (hiểu nôm na là “đáp lại gấp 3″). Nếu chàng trai không có món quà đáp lại thì có nghĩa là anh ta đang đặt mình ở vị trí cao hơn cô gái. Còn nếu như món quà đáp lại có giá trị tương đương với món quà của cô gái thì đó cũng là dấu hiệu anh ta muốn chấm dứt mối quan hệ.

  • 3

    Wales

    Ngày Dwynwen, hay còn gọi là Valentine của người Wales, diễn ra vào ngày 25/1 hàng năm.

    Về nguồn gốc ngày Valentine, truyền thuyết kể rằng, Dwynwen yêu một vị hoàng tử trẻ tuổi tên là Maeron. Maeron cũng đáp lại tình cảm đó, tuy nhiên, vì một vài lí do mà hai người không thể đến với nhau. Dwynwen rất đau khổ và cầu nguyện để mình không còn yêu Maeron nữa. Một thiên thần đã đáp lại lời nguyện cầu của cô bằng cách đưa cho Dwynwen một loại thuốc giúp xóa đi tình yêu của cô dành cho Maeron và biến hoàng tử thành băng đá.

    Sau đó, chúa trời trao cho Dwynwen 3 điều ước. Đầu tiên, cô xin Chúa biến Maeron trở lại bình thường. Sau đó, cô mong muốn được trở thành vị thần bảo hộ cho tình yêu, và xin được được sống một mình đến cuối đời.

    Theo truyền thống, trong ngày lễ Dwynwen, các cặp tình nhân sẽ trao cho nhau những chiếc thìa tình yêu. Tập tục này có từ thế kỉ 17, khi các chàng trai sẽ khắc những chiếc thìa từ một mảnh gỗ, sau đó họ sẽ tự tay trang trí chúng bằng những hình ảnh lãng mạn và trao chúng cho cô gái mà họ để ý. Ngày nay, bạn có thể chiêm ngưỡng nguyên bản cổ xưa nhất còn tồn tại của những chiếc thìa tình yêu, ra đời vào khoảng năm 1667, tại bảo tàng dân gian xứ Wales ở Cardiff.

  • 4

    Anh

    Tại Anh, vào thời khắc bắt đầu ngày lễ tình nhân 14/2, những cô gái theo truyền thống sẽ phải ghim 4 chiếc lá nguyệt quế vào gối của họ và ăn những quả trứng muối không có lòng đỏ. Người ta tin rằng, nếu làm như vậy, các cô gái có thể mơ thấy người chồng tương lai của mình. Ngoài ra, phụ nữ cũng sẽ viết tên của chàng trai mà họ yêu lên một mảnh giấy rồi dán lên những quả cầu bằng đất sét và thả xuống nước. Mảnh giấy nào nổi lên trước thì đó sẽ là người chồng tương lai của họ. Hầu hết những truyền thống này ngày nay đều không còn tồn tại nữa, tuy nhiên, một số phong tục vẫn còn được lưu truyền ở một vài địa phương.

  • 5

    Hàn Quốc

    Ở Hàn Quốc, cũng giống như Nhật Bản, phụ nữ sẽ tặng socola cho “phái mạnh” vào ngày 14/2, và các chàng trai sẽ tặng lại một món quà khác vào ngày Valentine trắng 14/3. Tiếp theo đó, vào ngày Valentine đen 14/4, những người không được nhận gì vào ngày 14 của tháng 2 và 3 sẽ đi ăn món mì đen (jajangmyeon) và “than khóc” cho số phận hẩm hiu của họ.

    Người Hàn Quốc thậm chí còn có ngày Pepero vào dịp 11/11 để các cặp đôi tặng bánh Pepero cho nhau. Sở dĩ người ta chọn ngày 11/11 là vì con số này giống như hình dáng dài của chiếc bánh. Có thể nói, người Hàn Quốc là những người sống khá “tình cảm” và yêu thích con số 14 khi mà hầu hết những ngày 14 của hàng tháng đều là những ngày lễ có liên quan đến tình cảm ở Hàn Quốc: Ngày lễ nến (14/1), Lễ Valentine (14/2), Lễ Valentine trắng (14/3), Lễ Valentine đen (14/4), Ngày lễ hoa hồng (14/5), Ngày lễ hôn (14/6), Ngày lễ bạc (14/7),  Ngày lễ xanh (14/8), Ngày lễ âm nhạc (14/9), Ngày lễ rượu (14/10), Ngày lễ phim ảnh (14/11) và Ngày lễ ôm (14/12).

  • 6

    Phần Lan

    Ngày lễ Valentine ở Phần Lan có tên gọi khác là “Ystävänpäivä”, với ý nghĩa “Ngày lễ tình bạn”. Không giống như nhiều quốc gia khác, ngày lễ 14/2 dành chủ yếu cho các cặp tình nhân, ở Phần Lan, đây lại là ngày để những người bạn thân gửi quà và thiệp cho nhau. Dù mang ý nghĩa khá trong sáng như vậy nhưng trên thực tế, rất nhiều người Phần Lan lại chọn ngày này để tổ chức lễ đính hôn và đám cưới.

  • 7

    Trung Quốc

    Ngày 7/7 âm lịch hàng năm, được người Trung Quốc gọi là ngày Qi Xi Jie (Lễ Thất Tịch), hay còn có tên gọi khác là ngày lễ Valentine của Trung Quốc.

    Ngày lễ truyền thống này bắt nguồn từ một truyền thuyết các đây hơn 2000 năm. Cũng giống như những câu chuyện cổ tích khác, có rất nhiều dị bản khác nhau về nguồn gốc ra đời của ngày lễ Qixi, nhưng nhìn chung đều nói về chuyện tình giữa Ngưu Lang và  Chức Nữ. Hai người bị chia cách bởi Thiên Hậu vì người rất tức giận khi biết rằng, một người trần tục như Ngưu Lang lại dám kết duyên với một tiên nữ như Chức Nữ. Mỗi năm một lần, họ chỉ có thể gặp nhau trên một chiếc cầu được tạo thành nhờ những con chim ác là.

    Trong ngày này, các cặp tình nhân sẽ đi thăm đền chùa để cầu duyên, mong gặp được nhiều niềm vui và hạnh phúc bền lâu. Những người độc thân cũng nhân dịp này để cầu nguyện cho nhân duyên của mình tốt đẹp hơn. Vào buổi tối, những thiếu nữ chưa lập gia đình sẽ cầu nguyện sao Chức Nữ (Vega) và chạm khắc những quả dưa hấu.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]