8 cách để có sức khỏe tốt khi đi du lịch mùa hè

Để có sức khỏe tốt khi đi du lịch mùa hè bạn có thể áp dụng những cách sau: chống say tàu xe bằng việc sử dụng thuốc chống say hay các biện pháp tự nhiên...

15.62

8 cách để có sức khỏe tốt khi đi du lịch mùa hè

Sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi trong thời tiết nắng nóng, một kỳ nghỉ trên rừng, dưới biển hay nơi đồng quê êm đềm, thơ mộng… sẽ không còn thoải mái và lý thú nếu như sức khỏe của bạn bị trục trặc. Làm thế nào để hạn chế một số tác động xấu tới sức khỏe trong chuyến đi du lịch mùa hè của bạn ?

1. Chống say tàu xe để có sức khỏe tốt khi đi du lịch

Chuyến đi du lịch sẽ kém vui, hại cho sức khỏe nếu phương tiện đi lại làm bạn nôn nao khó chịu, nhức đầu, thậm chí nôn mửa… Muốn được thoải mái hoàn toàn trong chuyến đi, bạn nên ăn nhẹ, không nên dùng đồ uống có gas, không nên đi tàu xe trong tình trạng quá đói hoặc qua sno vì nó sẽ kích thích niêm mạc dạ dầy, làm bạn tăng cảm giác khó chịu. Nếu đi ô tô thì nên ngồi ở phía đầu xe để đỡ xóc, nếu đi tàu nên ngồi ở phía cuối đoàn tàu.

Nên nhìn ra xa phía trước, hoặc hai bên, không nên nhìn về phía sau hoặc những vật đang di động ngược chiều với  đi của bạn. Nên mặc quần áo rộng, thoải mái. Không nên ngồi quá lâu một chỗ mà nên vận động nhẹ nhàng để huyết mạch lưu thông tốt.

Một giờ trước khi lên đường, bạn nên dùng thuốc chống say tàu xe. Một số thuốc hiện được ưa dùng là nautamin, travellin, marzin hoặc dimenhydrinat… Với dimenhydrinat (viên 50mg) bạn chỉ cần dùng một viên mỗi lần và không dùng quá 6 viên/ ngày (300mg). Ngoài ra, có thể dùng cao scopolamin dán sau tai cũng tránh cho bạn những cảm giác phiền toái trong chuyến đi.

2. Bảo vệ đôi chân

Sẽ rất mệt mỏi và khó chịu nếu bạn leo núi hoặc đi bộ dài dài mà thiếu một đôi giày thích hợp. Giày cao gót, giày da, guốc, dép thời trang đều không thể bảo vệ đôi chân và giúp bạn có được một cuộc hành trình suôn sẻ. Một đôi giày thể thao, hoặc đơn giản hơn nữa, chỉ là đôi giầy vải thông thường có thể giúp bạn thoải mái, ngao du đây đó trên mọi địa hình.

Lưu ý khi đi đường đồi núi, bạn nên mang giầy cao cổ để bảo vệ mắt cá chân. Nên “khởi động” bằng những chặng đường ngắn để tránh sự làm việc quá tải của hệ thống cơ – xương – khớp của đôi chân, đặc biệt là những người làm việc văn phòng, ít vận động. Với những đối tượng này tốt nhất chuẩn bị cho mình loại kem chống ma sát (thường dùng poxedin 10) để tránh bị phỏng rộp da chân.

3. Bảo vệ đôi mắt

Hãy chuẩn bị cho mình một chiếc kính mát (loại kính có thể lọc được tia tử ngoại) đặc biệt khi bạn đi du lịch ở biển, nơi ánh nắng giàu tia tử ngoại. Ánh nắng chói chang không chỉ làm cho bạn chói mắt, mỏi mắt vì đồng tử luôn trong trạng thái thu nhỏ, tia tử ngoại còn có thể làm cho bạn bị mờ mắt, do có sự thay đổi độ chiết quang của dịch thủy tinh, thậm chí có thể gây viêm giác mạc mắt… Tốt nhất, bạn không nên “du lich” trong khoảng thời gian từ 10 – 16 giờ, vào những ngày nắng nóng.

4. Bảo vệ da

Ánh nắng chói chang có thể làm bạn bị say nắng, đồng thời làm giảm độ ẩm, độ mịn của da, thậm chí gây bỏng da. Nếu bạn phơi nắng kéo dài, “ăn” nhiều tia tử ngoại trong thời gian dài sẽ làm da chóng “già”, thậm chí có thể dẫn tới ung thư da.

Ngoài cách dùng quần áo, ô, mũ… để chống lại tia tử ngoại của mặt trời, người ta còn dùng các loại kem chống nắng xoa đều lên da trước khi ra nắng nửa giờ. Các loại kem chống nắng phổ biến hiện nay như uvasol, ambre solaire, fhas… có thể giúp bạn hạn chế sự tấn công của tia tử ngoại đối với làn da của bạn.

5. Bảo vệ đường tiêu hóa để có sức khỏe tốt khi đi du lịch

Các loại thức ăn chế biến sẵn không đảm bảo vệ sinh, không rõ nguồn gốc như rau sống, nước đá, thịt tái, cá gỏi… sẽ là “kẻ thù số một” đối với những du khách dễ dãi trong chuyện ăn uống. Nhẹ thì gây rối loạn tiêu hóa, nặng có thể ngộ độc cấp, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Giải pháp tốt nhất là ăn chín, uống sôi, dùng thức ăn đồ uống đóng hộp, đóng lon, trong thời hạn sử dụng.

Nếu không may bị tiêu chảy, bạn không nên vội vã dùng thuốc chống tiêu chảy, vì có thể cơ thể không thể loại bỏ được các độc tố đã bị nhiễm trong quá trình ăn uống. Cách tốt nhất, bạn có thể dùng oresol để bù nước điện giải và giúp cơ thể giải độc.

Sau khi uống oresol (1 gói oresol pha với 1 lít nước sôi để nguội, uống theo nhu cầu hoặc đi ngoài bao nhiêu thì bù đắp bấy nhiêu nước) mà số lần tiêu chảy và số lượng nước qua mỗi lần tiêu chảy không giảm, màu sắc phân bất thường; trắng đục như nước vo gạo, lờ lờ máu cá, hoặc nhày máu, nhày mủ… thì phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị, không nên trì hoãn. Nếu sau khi uống oresol mà tình trạng tiêu chảy giảm cả số lần và số lượng thì các thuốc như berberin 0,1g, nifuroxazin 2mg (người lớn uống 6 -8 viên/ ngày, chia 3 lần) hoặc loperamid 0,1g (người lớn uống 6-8 viên/ ngày, chia 3 -4 lần)… có thể loại bỏ tình trạng tiêu chảy.

Xin lưu ý rằng, trong một chuyến du lịch, với những người “tua”mất nhiều mồ hôi, thì oresol cũng là một loại “nước giải khát” rất quí giá bồi phụ nước điện giải đã mất qua đường mồ hôi, giúp bạn giảm mệt mỏi một cách nhanh chóng.

6.Tìm hiểu kỹ vùng đất mình định đến

Nếu đi du lịch đến một vùng đất mới, bạn cần tìm hiểu thật kỹ nơi đó, chẳng hạn như khí hậu, thời tiết, phong tục, tập quán, văn hóa…, trong đó đặc biệt phải chú ý đến vấn đề bệnh tật mà dân cư ở đó đang mắc phải. Nhờ những tìm hiểu này, bạn sẽ không gặp khó khăn trong sinh hoạt. Khi đi du lịch đến các vùng miền núi, đi du lịch nước ngoài, để tránh những phiền phức trong vấn đề nhập cả và để phòng bệnh, bạn nên tiêm phòng đầy đủ các bệnh như bại liệt, viêm gan, tả, thương hàn và uống thuốc phòng chống sốt rét.
Những người có vấn đề về sức khỏe như cao huyết áp, viêm loét dạ dày, viêm khớp… cần tìm hiểu rõ về các cơ sở khám chữa bệnh ở vùng đó.

7. Những thứ không thể thiếu trong hành trang

Một số thuốc thông thường như dầu cao, bông băng và thuốc sát trùng, thuốc trị tiêu chảy, thuốc cảm, thuốc dị ứng, thuốc nhỏ mũi và mát rất cần thiết đối với những người đi du lịch ở vùng hẻo lánh. Dù chỉ đi một ngày cũng vẫn cần mang theo. Đối với những người đang điều trị bệnh, nhất thiết phải mang theo đơn và thuốc đủ dùng cho chuyến đi.

Có phiếu ghi rõ tình trạng sức khỏe, bệnh tật đặc biệt, nhóm máu, tiền sử, dị ứng… để các bác sĩ biết được ngay khi cần, nhất là đi cấp cứu.
Những người phải thường xuyên đeo kính để điều chỉnh các tật về mắt nên mang thêm một chiếc kính dự phòng.

8. Vấn đề vệ sinh ăn uống khi đi du lịch

Nên đọc

Chỉ ăn và uống các thực phẩm và nước đã được nấu chín. Không được ăn cac sth]cs ăn tái hoặc ăn gỏi để đề phòng các bệnh về đường ruột như tiêu chảy, tả, lỵ và một số bệnh lây truyền qua thức ăn.

9. Không uống nước đá khi không biết rõ nguồn gốc

Chỉ nên uống các loại nước có đóng vỏ, trước khi uống phải xem kỹ tên nhà sản xuất, hạn dùng và các thành phần trong loại nước đó.
Chú ý với các mon săn dễ bị nhiếm khuẩn và gây ngộ độc như nấm, nghêu, sò, hến và tôm, cá. Không nên ăn các thức ăn lạ để đề phòng dị ứng thực phẩm.

10. Chú ý đến một số vấn đề khách du lịch thường gặp

Tiêu chảy: Đây là bệnh phổ biến trong các đoàn du lịch. Mặc dù bệnh này không gây nguy hiểm nhưng lại có tác động không tốt đến tâm lý của du khách. Khi bị tiêu chảy, người bệnh phải uống ngay oresol và đến các trung tâm y tế. Trong trường hợp không đến được bác sĩ, cần uống ioperamid (biệt dược là Imodium viên nhộng 2mg) để điều trị triệu chứng.
Jeg lag: Đây là thuật ngữ để chỉ những rối loạn do di chuyển các khoảng cách lớn, dẫn đến sự thay đổi nhịp sinh học của cơ thể.

Bệnh do môi trường: Khí hậu, độ cao thường gây ra một số bệnh như cảm lạnh (nếu đến xứ lạnh), cảm nắng, cháy da (nếu đến xứ nóng), mất ngủ, buồn nôn, khó thở (do ở trên cao không khí loãng hơn dẫn đến cơ thể bị thiếu oxy).

Vận động quá sức trong các chuyến đi cũng khiến cơ thể mệt mỏi, từ đó dễ bị nhiễm bệnh, nhất là các bệnh về thời tiết.

Nhung Dương

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]