8 điều không nên làm sau khi ăn no

Sau đây là 8 điều không nên làm sau khi ăn no. Điều đáng tiếc đó lại là thói quen của phần lớn chúng ta.

15.5944

Hát karaoke


Hiện tượng: Giới trẻ hiện nay thường có thú tiêu khiển bằng karaoke sau bữa tiệc rượu linh đình. Nhưng ăn no rồi hát, cũng là thói quen tự hại mình.

Kết quả: Tiêu hóa kém; mắc bệnh đường ruột, dạ dày.

Nguyên nhân: Sau khi ăn no, thể tích dạ dày tăng, thành dạ dày mỏng đi, lưu lượng máu tăng lên. Lúc này hát karaoke sẽ càng khiến áp lực dạ dày tăng, dẫn đến tiêu hóa không tốt, nặng hơn là mắc các chứng về đường ruột, dạ dày.

Ngoài ra, nhiều người thích gào thét kịch liệt khi hát. Nếu trước đó, những người này đã uống rượu bia lúc ăn cơm khiến cổ họng đang bị kích thích, thì việc khoe giọng sẽ khiến máu dồn về thanh quản và cổ họng, gây xung huyết hoặc viêm họng mãn.

Giải pháp: Nên đi hát vào khoảng một tiếng sau ăn để cơ thể được giải lao đôi chút.

Ăn hoa quả


Hiện tượng: Rất nhiều người thích tráng miệng bằng hoa quả sau bữaăn nhằm bổ sung các nguyên tố vi lượng và carbohydrates cần thiết, giúp giải phóng lượng mỡ thừa trong cơ thể. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, đây là thói quen hoàn toàn phản khoa học.

Kết quả: Dễ bị trướng bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.

Nguyên nhân: Sau khi vào dạ dày, thức ăn cần 1 – 2 tiếngđồng hồđể tiêu hóa. Nếu ăn hoa quả ngay sau bữa cơm sẽ khiến lượng thức ăn vừa nạp vào bị lưu trệ, gây mệt mỏi cho dạ dày. Đặc biệt, những loại trái cây có axit hoặc đường đơn monosacchant khi kết hợp với axit trong dạ dày, sẽ tạo ra axit tactaric, citric, dễ dẫn đến đầy hơi, trướng bụng. Thậm chí, các loại quả chứa hàm lượng tanin và pectin cao, khi kết hợp với dịch vị, chất xơ và protein trong thực phẩm sẽ đóng thành hạt rắn, khó tiêu hóa. Đây là thủ phạm gây sỏi dạ dày và ruột.

Giải pháp: Ngoài những thành phần dinh dưỡng như vitamin, trong hoa quả còn chứa lượng lớn chất xơ thực phẩm. Đây là chất ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa hấp thụ một số chất dinh dưỡng như nguyên tố vi lượng của cơ thể. Vì vậy, theo các chuyên gia, nên dùng hoa quả vào khoảng thời gian giữa hai bữa cơm, hoặc sau khi ăn 1 – 3 tiếng. Đối với người có lượng đường trong máu cao, nên tiên phong từ bỏ thói quen này.

Uống trà đặc

Hiện tượng: Sau mỗi bữa ăn, nhiều quý ông thích nhâm nhi một tách trà để sạch miệng. Nhưng đây cũng là thói quen vô cùng có hại cho sức khỏe.

Kết quả: Khó tiêu hóa, mắc bệnh thiếu máu.

Nguyên nhân: Uống trà sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, gây khó tiêu, ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng. Nếu trong trà có chứa theophylline lại càng nguy hiểm. Bởi theophylline sẽ làm giảm khả năng hấp thu protein và các nguyên tố vi lượng như canxi, kẽm, sắt. Trong trà còn chứa lượng lớn axit tannic. Sau khi uống trà, chất này sẽ vào dạ dày, kết hợp với protein trong thức ăn để tạo thành những hợp chất khó tiêu hóa. Ngoài ra, trà còn là “thủ phạm” gây cản trở khả năng hấp thụ chất sắt hoặc vitamin. Nếu bảo thủ duy trì thói quen này, bạn sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng thiếu máu trầm trọng.

Giải pháp: Nên uống sau khi ăn nửa tiếng đồng hồ và lựa chọn các loại trà nhạt để thưởng thức. Ngoài ra, khi ăn cơm, bạn cũng nên kết hợp dùng thêm canh và uống nước, giúp hòa tan các chất dinh dưỡng trong thực phẩm, có lợi cho quá trình tiêu hóa hấp thụ trong ruột.

Hút thuốc

Hiện tượng: "Hút một điếu sau khi ăn, chẳng khác gì đang phiêu trong chốn bồng lai tiên cảnh" – nhiều dân nghiện thường tự ví von thú tiêu khiển này bằng những từ hoa mỹ.

Kết quả: Hại gan, não và tim mạch.

Nguyên nhân: Các nghiên cứu chỉ rõ, sau bữa ăn, tuần hoàn máu tăng nhanh, nhu động dạ dày, đường ruột co bóp mạnh. Vì vậy, hút một điếu thuốc khi này, lượng độc tố hấp thu vào cơ thể lớn hơn hút 10 điếu vào những khoảng thời gian còn lại trong ngày. Đương nhiên, chất độc cũng dễ dàng thâm nhập vào máu hơn bình thường.

Hút thuốc sau ăn còn là nguyên nhân gây giảm tiết mật, giảm tiết các proteinase, cacbonic axit của tuyến tụy và góp phần không nhỏ gây nên các chứng viêm loét dạ dày, bệnh tim mạch, gan, phổi…

Giải pháp: Nên cai thuốc, hoặc thực hiện theo những giải pháp sau.

a. Trong khói thuốc có chứa chất phóng xạ gây hại cho phế quản và phổi. Trà lại có tác dụng kháng chất phóng xạ. Vì vậy, có thể vừa hút thuốc vừa uống trà để ngăn chặn sự độc hại của chất này với cơ thể.

b. Vitamin C có tác dụng trừ khử nicotine trong cơ thể, duy trì tính đàn hồi cho mạch máu. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C gồm: cam, chanh, cà chua, rau cải, súp lơ, mướp đắng, cà rốt, củ cải trắng…Vì vậy, khi đã nghiện thuốc, bạn nên bổ sung nhiều hơn các loại thực phẩm bổ dưỡng này.

c. Thuốc lá cũng là nguyên nhân gây các chứng bệnh về tim mạch. Nên ăn nhiều cá giúp động mạch không bị xơ cứng và phòng ngừa được các bệnh mạch vành.

Tắm rửa


Hiện tượng:
Không ít chị em có thói quen tắm táp sau bữa ăn vì nhầm tưởng sẽ có lợi cho tuần hoàn máu, giúp cơ thể khỏe mạnh. Thậm chí, có người còn lao vào nhà tắm khi toàn thân đang nhễ nhại mồ hôi.

Kết quả: Suy yếu chức năng tiêu hóa.

Nguyên nhân: Tắm sau bữa ăn, các mao mạch ở chân tay giãn nở, lưu lượng máu dồn lên bề mặt cơ thể, trong khi đó lưu lượng máu đường ruột giảm xuống đáng kể, dịch tiêu hóa bài tiết ít, chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, tắm sau bữa ăn dễ khiến bạn mắc các chứng về đường ruột, dạ dày. Thậm chí, những người bị cao huyết áp, bệnh tim, mỡ máu cao…có thể gặp biến chứng.

Giải pháp: Theo các chuyên gia, trước bữa cơm, nếu đang đói thì không nên tắm. Lựa chọn thời điểm này dễ khiến bạn rơi vào trạng thái thiếu oxy và thiếu máu tạm thời. 1 – 3 tiếng sau khi ăn là thời điểm thích hợp nhất để tắm rửa. Tắm trước khi ngủ là giải pháp tuyệt vời giúp trút bỏ mọi mệt nhọc của một ngày làm việc và khiến bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ.

Đi bộ


Hiện tượng: Người Trung Quốc có câu: “Đi trăm bước sau ăn, sống thọ tới 99”, nhưng cũng có lời khuyên: “Muốn sống tới 99, chớ đi bộ sau ăn”. Vậy trong hai cách nói này, đâu là quan điểm hợp lý và khoa học?

Kết quả: Tiêu hóa kém

Nguyên nhân: Khi vận động cơ thể bằng cách đi bộ, máu sẽ được tăng cường dồn vào cơ bắp tại chân, tay, lưng để đảm bảo nhu cầu ôxy, tạo năng lượng cho cơ bắp tiếp tục hoạt động.

Vì vậy, đi bộ ngay sau khi ăn là một thói quen sai lầm. Vì lúc này, lượng máu phần lớn đang dồn về các cơ, khiến lưu lượng máu đưa đến bộ máy tiêu hóa giảm, làm ảnh hưởng tới chức năng tiết dịch và hấp thụ của bộ phận này, gây rối loạn công năng dạ dày và ruột. Các chuyên gia cũng cảnh báo, đi bộ quá hăng hái sau khi ăn còn dễ bị viêm loét dạ dày. Những người bị chứng sa dạ dày càng không nên lựa chọn cách vận động này, sẽ khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

Giải pháp: Quan điểm “đi trăm bước sau ăn” chỉ thích hợp với những người ít vận động, thường xuyên làm công việc bàn giấy, có thân hình béo mập hoặc tiết quá nhiều acid dịch vị dạ dày.

Với những người có thể chất yếu, nhiều bệnh, đặc biệt là người mắc chứng sa dạ dày, nên kiêng tuyệt đối cách vận động này và nằm nghỉ ngơi độ 10 phút sau khi dùng bữa.

Tháo thắt lưng đột ngột


Hiện tượng: Ăn quá nhiều khiến nhiều người ngạt thở, khó chịu vùng bụng. Để cơ thể trở nên thoải mái, nhiều quý ông có thói quen cởi phăng thắt lưng sau bữa cơm. Họ nhầm tưởng, làm vậy sẽ giảm bớt “áp lực công việc” cho dạ dày.

Kết quả: Sa dạ dày.

Nguyên nhân: Cởi thắt lưng sau khi ăn quá no sẽ khiến nội áp trong khoang bụng giảm xuống đột ngột, khiến dạ dày sa xuống. Nếu tình trạng này tái diễn nhiều lần, bạn rất dễ mắc chứng sa dạ dày.

Giải pháp: Ăn no là trạng thái ăn quá nhiều thực phẩm, vượt quá dung tích của dạ dày, khiến thức ăn không thể tiêu hóa trong thời gian ngắn, gây hại tới quy luật vận động của bộ phận này. Ăn no dễ sinh hiện tượng trướng bụng, buồn nôn, ói mửa.

Vì vậy, với những người thể trạng tốt, sau khi ăn quá no, có thể tản bộ nhẹ nhàng, giúp dạ dày được vận động và nhanh chóng dọn sạch lượng thức ăn đang ứ trệ bên trong. Nhưng nếu đi bộ quá nhiều và nhanh, sẽ phản tác dụng.

Lái xe


Hiện tượng: Nhiều người ý thức được những tai hại của việc lái xe khi say rượu. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu, lái xe sau bữa cơm là thói quen có hại.

Kết quả: Gây tai nạn giao thông.

Nguyên nhân: a. Ăn quá nhiều, bụng no căng sẽ gây khó khăn khi ngồi lái xe, đặc biệt là trong động tác rẽ. Nếu phải rẽ gấp, nhưng vô lăng lúc này bị phần bụng ì ạch cản trở, sẽ rất khó điều khiển.

b. Sau khi ăn no, dạ dày cần được cung cấp một lưu lượng máu lớn để tiêu hóa thực phẩm, dễ dẫn đến hiện tượng thiếu máu não cục bộ tạm thời, khiến động tác thiếu minh mẫn, khó tập trung điều khiển phương tiện giao thông.


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]