8 triệu chứng lạ của stress

Những triệu chứng dưới đây có thể coi đó là cơ thể chúng ta phát tín hiệu S.O.S mà ta không được coi thường.

15.5985

Đau các cơ: Khi bị đau ở vùng cổ ta có thể cho rằng đó là do làm việc lâu bên máy tính, nhưng thực ra đó có thể là tín hiệu của stress. Chuyên gia tâm lý và trị liệu Elizabeth Lombardo giải thích: “Stress có ảnh hưởng tất yếu đến hoạt động của các bộ máy của cơ thể, được thể hiện bởi chứng đau hoặc co thắt ở các cơ”.

Giật mí mắt: Bất chợt có những lúc chúng ta cảm thấy là các cơ mắt bị co rút một cách vô thức, khi đó mắt dễ bị nháy? Nếu điều này xảy ra tương đối thường xuyên thì nó gây sự lo lắng và bất tiện, nhưng trong một số trường hợp thì đó là triệu chứng của stress. Đây là tình trạng được biết đến như một hiện tượng giật mí trương lực.

Chuyên gia Debbi Mandel nói: “Hãy để cho mắt được nghỉ ngơi thường xuyên. Cứ 20 phút sau khi làm việc bên máy tính thì nên giải lao và nhìn ra cảnh vật bên ngoài cửa sổ, nếu không có điều kiện đó thì chỉ cần nhắm mắt và tưởng tượng là mình đang đi dạo trong công viên”. Nên hạn chế xem tivi, đặc biệt là những thông tin gợi nên những cảm xúc tiêu cực.

Móng tay dễ gãy: Bạn có móng tay nham nhở hoặc thường bị gẫy móng? Tình trạng tương tự có thể là kết quả của thói quen thần kinh gây ra stress. “Những thói quen thần kinh như cắn móng tay, đó là cách mà chúng ta hay làm để dứt khỏi những ý nghĩ căng thẳng” - bà Mandel nói.

Nếu bạn thấy thoải mái khi dùng cách đó thì hãy cố gắng để một vật gì như một viên bi nhẹ dưới bàn tay để có thể cầm nó trong tay lúc bị stress, chẳng hạn trong khi nói chuyện với một khách hàng khó tính. Sự thay thế này cho phép loại bỏ sự căng thẳng ra khỏi cơ thể.

Sâu răng: Ai cũng biết, việc xem thường vệ sinh răng miệng là bước khởi đầu dẫn đến sâu răng. Tuy nhiên, theo khẳng định của các chuyên gia thì stress cũng có thể là nguyên nhân phát sinh các bệnh, đặc biệt nếu chúng ta có thói quen như nghiến răng. Vấn đề ở chỗ thói quen xấu này sẽ làm hại răng, làm cho răng nhạy cảm với sâu răng.

Để giải quyết tình trạng đó bạn nên viết tất cả những vấn đề của mình ra giấy, phân tích chúng một cách khách quan và sau đó viết ra những quyết định của mình sau khi đã cân nhắc kỹ.

Nổi mụn: Điều này thật lạ nhưng da của bạn có thể là chỉ số rất tốt về mức độ stress. “Stress có thể gây đỏ da, thường là những vết đỏ hoặc mụn ở bụng, lưng, bàn tay hoặc là trên mặt. Hiện nay ta chưa biết được chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng trên, nhưng một số chuyên gia nhận định, đó chính là cách mà hệ thống miễn dịch của chúng ta phản ứng đối với stress: Tiết ra chất histamin, kết quả là cơ thể bắt đầu bị ngứa.

Buồn nôn: Stress có thể làm rối loạn hoạt động của dạ dày và trong trường hợp này thì chứng buồn nôn là hậu quả tất yếu. Nếu như sự lo lắng làm cho bạn buồn nôn thì bạn hãy thử áp dụng cách sau mà theo bà Mandel nhất định sẽ có tác dụng: Khi bị buồn nôn thì hãy để hai bàn tay dưới vòi nước ấm đang chảy.

Buồn ngủ: Bạn cảm thấy buồn phiền ư? Nguyên nhân có thể là do stress đấy. “Hormone của stress buộc cơ thể của chúng ta tiết ra quá nhiều lượng adrenalin đến mức sẽ làm xuất hiện cơn buồn ngủ. Stress cũng có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng giấc ngủ, vì thế mà người ta thường ngủ vùi trong mệt mỏi và bị kích thích”. Để giải quyết vấn đề này nên đi ngủ sớm hơn hoặc bỏ ra nửa tiếng sau bữa ăn trưa để ngủ. Ngoài ra nên đặc biệt chú ý đến việc tạo ra một cuộc sống lành mạnh.

Tính đãng trí: Nghiên cứu cho thấy, stress mãn tính làm giảm kích thước của gippocam- là một phần não có chức năng giữ gìn hồi ức. Nhưng may mắn là kích thước của phần này sẽ trở lại mức bình thường khi mà mức độ stress giảm đi. Để duy trì chức năng của não ở mức tích cực nên dành nhiều thời gian hơn cho luyện tập thể lực, sẽ giúp bạn dễ dàng ứng phó hơn những lần bị stress sau đó.

Theo Nông nghiệp Việt Nam

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]