9 cách dạy dỗ không làm hư những đứa trẻ

Không có cha mẹ nào cố ý làm hư những đứa con của mình, tuy nhiên, bạn nên biết không thể tránh khỏi điều đó.

15.5981

Những cơn tức giận khiến bạn không còn kiểm soát được điều gì nên và không nên làm với con và điều này sẽ gây tác động tiêu cực đến trẻ. Nếu bạn nhận thấy con mình đã có dấu hiệu hư thì đã đến lúc bạn cần kiểm soát tình hình và dạy dỗ lại bé.

Dưới đây là 10 lời khuyên hữu ích để bạn có thể bắt đầu công cuộc chấn chỉnh lại chính bản thân mình cũng như những đứa trẻ.

1. Lập một danh sách tật xấu

Viết ra tất cả những lần bé quấy khóc, vòi vĩnh, nói dối, nói hỗn… tóm lại là những hành vi xấu của bé trong tuần qua. Hãy tìm điểm chung của những lần xảy ra những hành vi đó, xem chúng có xảy ra trong một giờ cố định của các ngày? Hay tại một nơi đặc biệt? Điều này sẽ giúp bạn tìm ra cách tránh cho sự việc tái diễn.

2. Tìm hiểu tại sao bạn lại làm hư trẻ

Có nhiều lý do biện minh khi bạn vô tình hay cố tình khiến trẻ có hành vi xấu: bạn không có ở đó lúc xảy ra sự việc, giữa người lớn và trẻ nhỏ có nhiều điểm khác nhau. Hoặc lúc đó, bạn đang quá mệt mỏi để có thể bình tĩnh giải thích cho bé và thay vào đó là quát mắng. Bất cứ trường hợp nào mà bạn mắc phải, hãy tìm hiểu lý do thật sự tại sao bạn làm hư trẻ và tìm kiếm giải pháp để giải quyết vấn đề.

3. Hành động mạnh hơn lời nói

Khi trẻ mắc lỗi, thay vì quát mắng con, bạn sẽ nói những lời làm tổn thương trẻ trong lúc tức giận và sẽ khiến bé học tập từ bạn thái độ nóng nảy. Bạn nên hành động kiên quyết bằng cách có thể phạt bé không được chơi món đồ chơi yêu thích, hủy bỏ chuyến đi chơi cuối tuần hoặc để bé ngồi ghế phạt và cả nhà sẽ không chơi đùa, vui vẻ với bé trong thời gian bị phạt. Những hành động này sẽ khiến trẻ nhớ và không dám tái phạm sai lầm.

4. Khen thưởng đúng lúc

Khi các bạn của bé có đồ chơi mới, quần áo mới… thì không có nghĩa bé của bạn cũng cần phải có những đó ngay bây giờ. Hãy mua đồ mới vào những lúc bạn muốn thưởng cho bé vì một việc làm tốt.

5. Bạn không thể luôn nhận được những gì bạn muốn

Bạn cần hiểu điều đó và bạn phải dạy cho trẻ điều đó. Đây là bài học đầu tiên và quan trọng mà những đứa trẻ cần có trong suốt cuộc đời của chúng.

6. Tìm kiếm sự đồng thuận

Bạn cần chắc chắn những người xung quanh bé: ông bà, bảo mẫu… nhận thức được nỗ lực của bạn đang dạy dỗ trẻ thành trẻ ngoan. Hãy nói cho họ kế hoạch khen phạt bé của bạn và yêu cầu họ tuân thủ những nguyên tắc dạy dỗ con của bạn.

7. Tính nhất quán là chìa khóa

Khi những nguyên tắc của bạn cứ thay đổi từng ngày thì đứa trẻ sẽ rất khó để đoán được những gì xảy ra khi chúng mắc sai lầm. Nó khiến trẻ không biết điều gì nên hay không nên làm. Hãy luôn gắn kết trong suy nghĩ về kết quả tốt đẹp về một đứa trẻ ngoan và làm thế nào để bạn có được kết quả đó.

8. Không giải thích nhiều

Giải thích lý do bạn yêu cầu đứa trẻ làm điều gì đó là không cần thiết. Khi người lớn dành quá nhiều thời gian để đưa ra những luận điểm làm hợp lý hóa các quyết định thì con trẻ có thể có cảm giác nghi ngờ về quyết định đó. Chúng thấy chúng ta đang không chắc chắn.

9. Không thương lượng

Bạn là người có quyền trong mối quan hệ cha mẹ - con cái vì thế không nên để trẻ có thói quen khi mắc sai lầm thì đòi hỏi thương lượng để giảm tội. Hãy cho chúng biết chúng phải có trách nhiệm hoàn thành những việc mà chúng được giao, nếu không, chúng sẽ bị phạt.
 
Theo Pháp luật xã hội
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]