9 điều cần biết về sinh con mà nhiều người lầm tưởng

Trước khi sinh con, bạn thường lo lắng và nghe ngóng kinh nghiệm chuyển dạ của các bà mẹ. Nhưng có 9 điều mà nhiều người lầm tưởng bạn nên biết.

31.2061
  • 1

    Lần sinh con thứ hai sẽ dễ dàng hơn lần đầu

    Thông thường lần sinh con thứ hai sẽ dễ dàng hơn lần đầu. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp điều này lại không đúng. Nếu khoảng cách giữa hai lần mang thai của bạn là khá xa, khoảng vài năm thì lần chuyển dạ tiếp theo cũng không nhanh hơn lần đầu tiên là mấy. Hoặc nếu lần chuyện dạ thứ hai, em bé của bạn quá to, nằm không đúng ngôi thì việc sinh con thậm chí còn khó khăn hơn lần đầu.

    Không phải tất cả trường hợp chuyển dạ lần hai đều dễ chịu hơn lần đầu

  • 2

    Cơn gò do thuốc gây co tử cung đau hơn cơn gò tự nhiên

    Trên thực tế điều này không hề đúng. Thuốc gây co thử cung (dùng để kích thích chuyển dạ) tạo ra cơn co mô phỏng gò chuyển dạ tự nhiên. Lượng thuốc truyền vào cơ thể bạn được theo dõi để đảm bảo tạo ra các cơn gò có cường độ gần với tự nhiên nhất.

  • 3

    Bác sỹ sản khoa sẽ luôn ở cạnh bạn từ khi nhập viện

    Trong một ngày sẽ có rất nhiều bà bầu cùng sinh con, vì thế bác sĩ không thể túc trực bên cạnh bạn liên tục. Chỉ khi bạn đã lên bàn đẻ và chuẩn bị sinh con, họ mới xuất hiện cạnh bạn. Trước và sau quá trình đỡ đẻ, bạn hầu như chỉ gặp y tá, hộ sinh và điều dưỡng mà thôi.

    Bác sĩ sản khoa không thể ở cạnh bạn liên tục từ khi nhập viện

  • 4

    Thức ăn cay sẽ thúc đẩy chuyển dạ

    Điều này là hoàn toàn sai. Bởi chưa hề có một nghiên cứu nào chứng minh rằng thức ăn cay sẽ kích thích chuyển dạ sớm ở người mang thai.

  • 5

    Rặn đẻ còn đau hơn gò nhiều

    Khi đầu bé bắt đầu lọt ra qua âm đạo khiến các mô và cơ âm đạo bị kéo giãn hết mức sẽ tạo nên cảm giác rát bỏng. Mặc dù cảm giác khi rặn đẻ hiển nhiên là đau, nhưng những cơn gò thực sự đau đớn hơn nhiều. Một phần lý do là khi em bé bắt đầu lọt ra ngoài thì các thuốc giảm đau cũng phát huy tác dụng. Nhiều phụ nữ đã từng kinh qua sinh nở cho biết họ cảm thấy đỡ đau hơn khi bước vào giai đoạn rặn đẻ.

    Những cơn gò thường đau hơn cả rặn đẻ

  • 6

    Gây tê ngoài màng cứng làm tăng nguy cơ phải mổ đẻ

    Thông thường, một bà bầu phải mất tời vài giờ vật lộn với cơn đau đẻ mới có thể sinh con. Vì vậy, gây tê ngoài màng cứng để giảm đau không có nghĩa là ca sinh của bạn có vấn đề hay bạn cần mổ đẻ. Dù vậy, nếu lần sinh nở trước của bạn diễn ra nhanh chóng, nhiều khả năng lần sinh nở này của bạn cũng sẽ nhanh gọn. Do đó, bạn có thể trao đổi với bác sĩ về việc có cần thiết phải gây tê ngoài màng cứng hay không để yên tâm hơn (nếu bạn nghĩ là mình có thể chịu đau được).

  • 7

    Ngay khi có cơn gò, phải nhập viện ngay lập tức

    Bạn nên nhập viện ngay khi các cơn co thắt mạnh lên đột ngột và liên tục, nhưng điều này ít gặp ở lần chuyển dạ đầu tiên và là khá bất thường ở lần thứ hai. Trong phần lớn trường hợp bạn không cần thiết đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các cơn gò. Dù sao thì việc trải qua những cơn gò đầu tiên của giai đoạn chuyển dạ ở nhà cũng dễ chịu hơn nhiều so với nằm hàng giờ trong bệnh viện. Tuy nhiên, để cảm thấy an tâm bạn cũng có thể đến bệnh viện ngay lập tức. Tốt nhất hãy hỏi bác sĩ trong những lần khám thai cuối để được hướng dẫn khi nào thì bạn cần nhập viện.

  • 8

    Tuột nút nhầy cổ tử cung tức là bắt đầu chuyển dạ

    Nút nhầy chặn cổ tử cung được tạo ra bởi các tuyến cổ tử cung, nó không dính liền và không phải là một phần túi ối chứa thai nhi. Vì vậy, nút nhầy cổ tử cung tuột ra không có nghĩa là bạn bắt đầu chuyển dạ.

  • 9

    Chẳng thể làm gì để khiến chuyển dạ dễ chịu hơn

    Bạn không có cách nào để khiến cơn chuyển dạ hoàn toàn không đau đớn, tuy nhiên vẫn có những cách giúp cơn chuyển dạ dễ chịu hơn một chút. Điều quan trọng là phải tìm ra cách phù hợp nhất với bạn. Hãy đọc những bài viết, sách dành cho bà mẹ mang thai và quan trọng nhất là trao đổi với bác sĩ sản mà bạn theo khám để tìm ra câu trả lời cho mình.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]