Ai dễ mắc ung thư thanh quản?

Ung thư thanh quản là những ung thư xuất phát từ lớp tế bào biểu mô phủ bề mặt thanh quản.

31.1939

Thanh quản ở phía trước cổ, nằm phía trên đường dẫn khí (khí quản), phía dưới và sau thanh quản là thực quản. Gồm 3 phần chính. Phía trên của thanh quản gọi là tầng thượng thanh môn. Thanh môn nằm ở giữa (dây thanh âm nằm ở vùng thanh môn). Hạ thanh môn nằm ở dưới cùng và nối liền với khí quản.

Nội soi phát hiện ung thư thanh quản. Ảnh: PV

Vì sao bị mắc ung thư thanh quản?

Theo nghiên cứu của GS. William M Lydiatt, năm 2009, tỉ lệ về sống thêm 5 năm của những người được chẩn đoán tại Mỹ như sau:

Giai đoạn I: 95%

Giai đoạn II: 85%

Giai đoạn III: 65%

Giai đoạn IV: 40%

Tuy nhiên, những con số này chỉ dựa trên số lượng ít bệnh nhân nên không hoàn toàn chính xác.

Nguyên nhân gây bệnh hiện chưa rõ ràng nhưng các nhà nghiên cứu thấy vai trò của một số yếu tố nguy cơ sau:

Nghiện thuốc lá là yếu tố nguy cơ cao nhất cho ung thư thanh quản.

Rượu cũng là một yếu tố nguy cơ tuy chưa có bằng chứng rõ ràng nhưng khi kết hợp sử dụng cả hai (thường là như vậy) thì có thể gây tác dụng hiệp đồng.

Một số yếu tố khác có khả năng liên quan đến nghiện rượu và thuốc lá kéo dài gồm tình trạng kinh tế xã hội thấp, giới tính nam, tuổi trên 55 và nhiễm HPV (Human papilloma virus), dinh dưỡng kém.

Một số yếu tố khác được đề cập như liên quan đến nghề nghiệp, tiếp xúc hóa chất như amian… lạm dụng giọng…

Ung thư thanh quản hay xảy ra với người Việt Nam như thế nào?

Bệnh hay xảy ra ở nam giới trên 55 tuổi, có tiền sử nghiện rượu và thuốc lá hay thuốc lào kéo dài.

Phòng tránh ung thư thanh quản cách nào?

Bệnh ung thư thanh quản người không có nguyên nhân gây bệnh rõ ràng, do đó chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu.

Có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách bỏ rượu và thuốc lá. Sử dụng chế độ ăn đầy đủ, cân đối.

Làm thế nào để biết chắc bị mắc ung thư thanh quản?

Bệnh có thể gây ra một hoặc nhiều triệu chứng. Bạn nên đi khám nếu có một/nhiều triệu chứng sau:

Khàn tiếng hoặc thay đổi giọng nói kéo dài trên 2 tuần.

Cảm thấy có khối bất thường vùng họng hay cổ.

Đau họng, nuốt vướng.

Ho dai dẳng.

Đau họng lan lên tai.

Các thầy thuốc sẽ kiểm tra tai - mũi - họng. Khi phát hiện có u thanh quản sẽ lấy sinh thiết để chẩn đoán xác định.

Phương pháp điều trị

Lựa chọn điều trị phụ thuộc vào:

Giai đoạn của bệnh.

Vị trí và kích thước của khối u.

Nguyện vọng của bệnh nhân về các chức năng nuốt, thở, nói.

Điều trị gồm: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Có thể theo một phương thức hoặc nhiều trường hợp cần phối hợp của các phương thức điều trị (ví dụ: phẫu thuật với xạ trị; hóa trị với xạ trị hoặc hóa trị + phẫu thuật + xạ trị).

Chế độ ăn cho người mắc ung thư thanh quản

Nói chung, không có khuyến cáo chế độ ăn dành riêng cho người bệnh. Nên có chế độ ăn đầy đủ, cân đối và hạn chế tối đa sử dụng rượu và thuốc lá, thuốc lào.

Sau điều trị, người bị ung thư thanh quản nên vận động và làm việc như thế nào?

Sau điều trị, người bệnh vẫn cần tự chăm sóc và hoạt động thể lực hợp lý để có được tình trạng sức khỏe chung tốt. Không có một chỉ định riêng về vận động và làm việc cho người bệnh ung thư thanh quản. Nên bỏ hẳn thói quen hút thuốc và uống rượu.

Những người mắc ung thư thanh quản ở Việt Nam đã được cứu sống hoặc kéo dài cuộc sống như thế nào?

Cũng như các ung thư khác, tỷ lệ chữa khỏi và kiểm soát kéo dài sống thêm cho bệnh nhân bị ung thư thanh quản có nhiều tiến bộ, đặc biệt khi bệnh nhân được phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, nhất là khi không còn khả năng phẫu thuật, tiên lượng bệnh trở nên rất kém. Theo các nghiên cứu của các tác giả trong nước cho thấy, kết quả của Việt Nam còn thấp so với thống kê của các tác giả nước ngoài.

AloBacsi.vn
Theo Sức khỏe & Đời sống
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]