Ăn không đúng giờ có thể gây loét dạ dày

Ăn không đúng giờ có thể gây loét dạ dày Chủ Nhật, ngày 28/04/2013 11:00 AM (GMT+7)Sự kiện: Bệnh loét dạ dày là một rối loạn tiêu hóa xảy ra trong phản ứng với gluten, một loại protein. Ngoài ra, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt cũng gây ra hiện tượng loét dạ dày.

0

Ở những người bị loét dạ dày, hệ thống miễn dịch của cơ thể được kích hoạt bởi gluten trong thực phẩm. Kháng thể tấn công niêm mạc ruột, gây thiệt hại, làm phẳng, hoặc phá hủy các sợi tóc (nhung mao) trong ruột non. Nhung mao bị hư hỏng hạn chế khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng qua thành ruột, thậm chí không thể hấp thu các chất dinh dưỡng.

Kết quả chất béo, protein, vitamin và khoáng chất bị đào thải qua đường dinh dưỡng. Theo thời gian, điều này có thể khiến cơ thể bị suy dinh dưỡng.

Triệu chứng

Triệu chứng tiêu hóa

Các triệu chứng của bệnh loét  có thể khác nhau từ nhẹ đến nặng. Một số người không có triệu chứng, mặc dù chúng vẫn phát triển và gây hại đến đường ruột. Bệnh loét dạ dày đôi khi có thể bị chẩn đoán nhầm là hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn hoặc viêm loét dạ dày. Các triệu chứng tiêu hóa có thể bao gồm:

- Đầy hơi và đau bụng

- Tiêu chảy

- Ói mửa

- Táo bón

- Nhợt nhạt, phân có mùi hôi

Triệu chứng giảm cân

Khi loét dạ dày, cơ thể không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng khiến bạn bị giảm cân.

Với nhiều người lớn, bệnh loét  không có triệu chứng tiêu hóa, nhưng họ lại không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng, dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như giảm cân và suy dinh dưỡng. Các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến giảm cân hoặc suy dinh dưỡng có thể bao gồm:

- Thiếu máu

- Mệt mỏi

- Loãng xương

- Loét miệng

- Ngứa ran, tê ở bàn tay và bàn chân

Triệu chứng phát ban

Đối với một số người, bệnh loét  gây ngứa, phồng rộp phát ban được gọi là viêm da dạng herpes. Nó có thể bắt đầu với cảm giác nóng rát dữ dội xung quanh khuỷu tay, đầu gối, da đầu, mông. Cụm da bị đỏ, ngứa sau đó đóng vảy. Nó thường xảy ra đầu tiên ở tuổi vị thành niên và phổ biến ở nam giới hơn phụ nữ. Phát ban thường biến mất với một chế độ ăn gluten, nhưng có thể được điều trị bằng thuốc.

Giảm cân là dấu hiệu của loét dạ dày

Triệu chứng tâm trạng và bộ nhớ

Một số người bị loét dạ dày thường bị trầm cảm, khó chịu, kém trí nhớ, và khó tập trung.

Nguyên nhân

Dị ứng lúa mì: Bệnh loét dạ dày do dị ứng lúa mì liên quan đến các phản ứng khác nhau của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Bệnh dạ dày là một bệnh tự miễn dịch mà gây tổn thương cho lớp niêm mạc ruột. Nó là một rối loạn suốt đời. Các triệu chứng của dị ứng lúa mì bao gồm da phát ban, thở khò khè, đau bụng hoặc tiêu chảy.

Loét dạ dày do không dung nạp lactose: Bệnh loét dạ dày gây tổn thương niêm mạc bên trong của ruột non, và có thể dẫn đến khó khăn trong tiêu hóa lactose, một loại đường được tìm thấy trong sữa và sản phẩm sữa. Theo đó, một chế độ ăn không chứa lactose cho phép ruột hồi phục.

Rối loạn giờ giấc ăn uống thường xuyên: Ăn không đúng bữa, không đúng giờ, ăn quá khuya, lúc ăn thì quá no, lúc thì nhịn đói quá lâu, bên cạnh đó ăn nhiều chất kích thích, chất chua cay, rượu, bia, thuốc lá, ăn vội vàng không nhai kỹ cũng là những nguyên nhân gây bệnh.

Do thuốc & các hóa chất: Thường gặp là acid, bụi kim loại, các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, corticoid…

Do nhiễm trùng: Đặc biệt trong thời đại ngày nay, tình hình nhiễm HP rất được các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa quan tâm. Đây là một loại vi khuẩn gam âm, có hình xoắn, là nguyên nhân thường gặp, gây ra các bệnh lý ở dạ dày tá tràng (DDTT).

Do nguyên nhân thần kinh: viêm loét dạ dày thường hay gặp ở những người hay lo lắng, sợ hãi, làm việc quá căng thẳng, gặp ở người sống ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn, gặp ở người làm việc trí óc nhiều hơn ở người làm việc chân tay.

Những yếu tố nguy cơ

Nếu gia đình có một người bị bệnh, rất có thể bạn cũng bị mắc bệnh này.

Những yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có một người bị bệnh loét dạ dày, rất có thể bạn cũng bị bệnh.

- Tiếp xúc với gluten trước 3 tháng tuổi

- Do căng thẳng kéo dài, trầm cảm

- Đái tháo đường type1, bệnh tuyến giáp, hoặc bệnh tự miễn khác

- Một rối loạn di truyền như hội chứng Down

Chẩn đoán

Xét nghiệm máu: Bởi vì các triệu chứng của bệnh loét có thể thay đổi, nó thường không được chẩn đoán hoặc chẩn đoán sai. Xét nghiệm máu có thể phát hiện một số kháng thể với mức độ cao, dấu hiệu của bệnh loét dạ dày. Nếu kết quả âm tính, bác sĩ có thể yêu cầu bạn kiểm tra bổ sung, có thể bao gồm một phân tích DNA của bạn để giúp việc chẩn đoán được chính xác hơn.

Nội soi dạ dày: Cách thường dùng nhất của nội soi dạ dày qua miệng là CLO test, phương pháp này được dùng rất phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới vì rẻ tiền. Cách đọc kết quả đơn giản, chỉ xem sự đổi màu của mẫu thử từ vàng sang hồng là dương tính. Bệnh nhân có thể nhận kết quả chỉ trong 1-3 giờ.

Sinh thiết ruột: Sinh thiết ruột non có thể xác nhận các kết quả của xét nghiệm máu. Một ống nội soi được đặt xuyên qua miệng và dạ dày vào ruột non, và một lượng nhỏ mô được lấy ra. Từ những kết quả sinh thiết, bác sĩ sẽ có những chẩn đoán tốt hơn.

Nuôi cấy vi khuẩn tìm sự nhạy và kháng với kháng sinh của vi khuẩn: Nuôi cấy không đơn giản như vi khuẩn thông thường. Sau khi lấy mẫu ra khỏi dạ dày, cần phải đưa vào môi trường đặc biệt để bảo quản ngay, nhằm bảo đảm vi khuẩn vẫn tồn tại trong mẫu thử, rồi ủ và cấy theo biện pháp riêng, vì vi khuẩn H.pylori kỵ khí (tức cần môi trường thiếu oxy, nếu đầy đủ oxy như khí trời thì vi khuẩn bị ức chế không mọc được).

Xét nghiệm 4 trong 1: Với một mẫu nhỏ niêm mạc dạ dày thu thập được trong khi nội soi dạ dày, các bác sĩ làm cùng một lúc 4 việc là tìm vi khuẩn H.Pylori như thông thường (Clotest),  nuôi cấy vi khuẩn H.Pylori, tìm độ nhạy với kháng sinh, xác định xem chủng độc lực của vi khuẩn H.Pylori. Biết được bệnh nhân có hệ thống men CYP2C19 đào thải thuốc trị loét dạ dày thuộc dạng mạnh yếu hay trung bình.

Điều trị

Hiện chưa có phương pháp điều trị bệnh loét dạ dày, tuy nhiên việc nói không với gluten trong thực đơn của bạn sẽ ngăn chặn các triệu chứng và để dạ dày tự sửa chữa. Trong thực tế, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn ngay khi từ bỏ chế độ ăn gluten.

Các thực phẩm phổ biến nhất để tránh bao gồm mì ống, bánh nướng, ngũ cốc… Ngoài ra, một loạt các thực phẩm có chứa gluten, bao gồm thịt chế biến, thực phẩm tẩm bột, nước sốt, và súp. Rượu vang và rượu chưng cất thường an toàn, nhưng hầu hết các loại bia thì không. Bởi vì, bia được làm từ ngũ cốc và không phải thông qua một quá trình chưng cất.

Chế độ ăn cũng có thể giúp bạn kiểm soát được bệnh vitamin và khoáng chất cũng rất tốt đối với những bệnh nhân bị loét dạ dày. Bởi vì, bệnh loét dạ dày thường gây ra sự thiếu hụt dưỡng chất trong cơ thể. Bạn cần bổ sung các dưỡng chất cần thiết như sắt, canxi, vitamin D, kẽm, đồng, acid folic, vitamin nhóm B khác, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng để chống chọi với bệnh tốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên thay đổi thói quen ăn uống, không ăn những đồ ăn cay, nóng, ăn đúng giờ, ăn chậm, nhai kỹ…

Bên cạnh đó, việc dùng thuốc để giảm các yếu tố gây loét cũng rất quan trọng. Dùng thuốc ức chế bài tiết acid clohydric và pepsin, dùng thuốc trung hoà acid clohydric đã được bài tiết vào dạ dày – tá tràng, các thuốc bao phủ niêm mạc và băng bó ổ loét.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]